Phần 4
Thực ra đây không phải là lần đầu tiên tôi chống đối bố mẹ. Năm học lớp 12, tôi đã tạo ra một vụ phản kháng hòan hảo nhất trong đời, không hề để lộ dấu vết.
Trời còn học trung học, vốn dĩ thành tích của tôi muốn cao là có thể cao, tôi là vua ghi điểm trên các trường thi. Trong mắt thầy cô và bạn bè, sau này trình độ của tôi không chỉ tầm đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh hay Phúc Đán, Thượng Hải mà phải cỡ Massachuset của Mỹ mới xứng tầm.
Nhưng chỉ có tôi biết rằng bố nhất định muốn tôi theo học trường Thượng Giao, bởi ông tốt nghiệp trường này, có rất nhiều bạn học ở đó. Mà quan trọng nhất là trường đó nằm gần nhà tôi, bố tôi – người kiến trúc sư đó đã lên kế hoạch sẵn cho tôi, tính toán tôi vào được khoa công nghệ thông tin của trường, sau khi tốt nghiệp được phân vào đơn vị nào, ông có những bạn học nào, nhỡ mà không trúng thì có một công ty nào đó khác, của một bạn học nào đó…
Mẹ cũng mong tôi sống gần bà, tôi biết kể từ lúc sinh ra tôi, trung tâm vũ trụ đã thay đổi, không phải trái đất hay mặt trời nữa mà chính là tôi.
Nói bố mẹ quá chiều chuộng tôi thì cũng không quá lời. Nhìn bề ngoài, bố mẹ tôi là hai con người cực đoan, một người nồng hậu như Lôi Phong đối đãi với đồng đội, một người thường nghiêm khắc như đối xử với phần tử khủng bố.
Chính vì lúc bé tôi hay nghịch ngợm, bố hay đánh tôi nên hai người đã nhiều lần cãi nhau. Thế nhưng caĩ nhau mãi rồi thì đã phần là do tôi biết suy nghĩ. Thường thì tôi tự lau khô nước mắt, chạy đến chỗ bố mẹ nói: “Mẹ ơi đừng cãi nhau nữa, con vâng lời rồi mà”
Những lúc đó, tôi thường không khóc nữa, nhưng mẹ lại bật khóc, tôi đã làm mẹ cảm động. Mẹ còn nói: “Ông xem đó, thằng bé rất hiểu chuyện rất biết nghe lời đó chứ”
Nhưng đợt thi đại học năm đó, tôi đã làm mẹ đau lòng. Tôi cầm bản đò, tìm hiểu vị trí địa lý và phân bổ của 10 trường đại học lớn nhất (bởi theo kế hoạch của bố thì tôi phải vào được 1 trường topten). Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh không được, điểm cao hơn Thượng Giao. Đại học Triết Giang gần Thượng Hải quá, Phúc Đán của Thượng Giao thì khỏi nói, sau đó mắt tôi bỗng sáng rực, vẽ một vòng tròn ở Vũ Hán.
Kinh nghiệm thi cử suốt 18 năm giúp tôi hiểu được một cách sâu sắc rằng, một cao thủ thực sự không đơn thuần là đạt điểm tuyệt đối mà là người muốn đạt mức điểm nào là đạt mức đó.
Ngưỡng tôi tự đặt ra cho mình là mức bình quân điểm sàn và điểm thủ khoa của mấy năm trước, kết quả thi khiến bố mẹ và nhà trường thất vọng, nhưng tôi thì hài lòng. Ngày biết kết quả, mẹ tôi đã khóc. Tôi chỉ biết an ủi bà mà thôi. Kì thực nhìn mẹ buồn tôi còn thấy đau lòng hơn là bản thân mình buồn.
Mẹ muốn tôi ôn luyện để năm sau thi lại nhưng bố tôi thì kiên quyết phản đối bởi kế hoạch của ông viết rất rõ ràng rằng: “Trương Văn Lễ năm 18 tuổi phải thi được vào một trường đại học thuộc hàng topten của cả nước”. Mọ thứ phải trùng khớp như bánh răng vậy.
Thế là tôi đã điền “Đại học Vũ Hán” vào phiếu đăng kí. Học sinh Thượng Hải muốn thi vào các trường bên ngoài không cần thành tích quá cao. Cứ như thế, đúng như kế hoạch, năm 18 tuổi tôi thi đỗ vào Trường Đại học quốc lập Vũ Hán thuộc topten của cả nước.
Bước vào cánh cổng trường Đại học quốc lập Vũ Hán, tôi tự nhủ: “Mẹ, hãy tha lỗi cho con, con sẽ sống thật tốt 4 năm đại học rồi mọi thứ lại tuân theo bánh răng đó thôi”