Phần 152
“Gác sách của những lá thư”
– Lạch cạch – cốp – rầm!
Cây mộc nhân để chướng cả chỗ đi, thời gian tập với nó cũng chẳng nhiều, đánh đi đánh lại, giận gì cũng xả lên nó, ấy vậy mà vẫn đứng lù lù, tay tôi mỏi rần gục đầu trên thanh gỗ thở một cách mệt mỏi, lại bỏ lên sân thượng lấy chút gió…
Tôi làm sao thế này? Chẳng lẽ cuộc sống lại buồn chán đến thế sao? – Chiều nay chạy xe ngoài đường suýt bị tông, ngó ra vẫn may chán chứ – tự cười tôi nhìn xa về phía trước mắt mình, nhà sát nhà, đất ở đây được khai thác triệt để phục vụ cho sinh hoạt, hầu như không có đến một khoảng trống ngoại trừ công viên – gió bắt đầu mạnh hơn làm khô rát lấy tấm lưng ướt mem từ khi nào, hình như là sắp chuyển giao mùa rồi thì phải, dạo này thấy trên cơ quan ai cũng bị cảm.
– Soạt – đề khí tôi xuống tấn nhị tự kiềm dương mã chuẩn bị cho bài quyền Tầm Kiều, buồn thế nào cũng phải chú ý sức khỏe, giờ mà gục thì ở quê ai lo…
– Song phục thủ – phách thủ – …
Ngọn đèn huỳnh quang bám bụi lỗi thời đang phát ra thứ ánh sáng thật yếu ớt, khung cảnh u ám từ người cho đến cảnh.
Đi làm về, chiều nay thằng Lộc dẫn bồ về, không biết là cái thằng dâm tặc này yêu bao nhiêu con rồi – tôi không về phòng bởi cho hai đứa nó có không gian tình cảm, làm sao thì làm miễn đừng quá đà bắn tung tóe là được.
Ghé nhà Nụ, tôi cởi áo khoác bật đèn ngồi lên chiếc ghế và dựa tay vào cây dương cầm, tay chống cằm rồi lại vuốt lại mái tóc xơ rối vì đi đường – căn nhà yên lặng, tiếng thở của tôi nặng nhọc, mắt nhắm nghiền như người thiếu ngủ.
Chợp mắt đã hơn 15p tôi tỉnh dậy tính ngồi đây một chút rồi ra ngoài làm ly nước mía cho tỉnh táo.
Bước đến gần chân cầu thang tôi nhìn lên mảng tối trên đầu mình – mọi thứ giống như được tua lại về thời điểm mà Nụ còn ở đây, tôi nín thở mường tượng như vẫn có em đang đứng trên lầu 2, từ từ bước xuống và khi đó, gò má mình như run lên – một niềm vui sướng vô tận – thôi! Mỏi cổ quá, tôi gật gù mà khẽ thở dài não nề.
Ngó sang trái là gác sách, hôm đó mình và thằng D còn đứng đây, phải đến bao giờ tôi mới có thể hiểu được lòng người một cách tinh ý như nó đây – D? Hôm đó mày đã thấy gì ở nơi này vậy? Có gì mày còn giấu tao chăng, thật sự tôi chẳng hiểu rằng tại sao hôm đó chị Trúc lại dễ dàng mà tốt với tôi như thế – tại sao vậy nhỉ? – Thắc mắc chằng chịt bình thường mỗi khi một người lâm vào tình trạng vướng mắc khó lý giải, họ thường tập trung vào đó hoặc là nhắm mắt làm ngơ.
Làm gì nhỉ? Tôi ngồi lại gác sách vớ lấy một quyền sách, mặc dù tôi không hiểu tiếng Nhật mô tê gì cả, chỉ là muốn xem xem có gì đó đặc biệt không. Gác sách là nơi người ta tìm đến sự yên tĩnh, không công nghệ và tôi đã ngồi ở đấy tới tận cả giờ đồng hồ. Mọi chuyện rồi cũng đến lúc tôi phải rời khỏi đây đề phòng hàng xóm lại nghi ngờ mình lại có hành vi không bình thường thì tiêu.
Lúc cất sách về vị trí cũ tôi phát hiện ra có một dòng chữ hán tự được ghi lên khung gỗ của giá đỡ, những nét chữ thật đẹp, hẳn là có ai đã khắc lên đó, tại sao tôi lại không phát hiện ra nó ngay từ đầu nhỉ? – Ngón tay tôi như vô thức miết lên trên từng nét chữ ấy – kết thúc của dòng chữ này là một biểu tượng, không rõ là ý nghĩa của biểu tượng này là gì, là văn hóa của Nhật Bản chăng? – Giải thích luôn là sau này khi tôi dùng đến Wikipedia thì mới biết đây là biểu tượng cho hạnh phúc.
Có một xấp giấy đã bám bụi nằm bẹp trong những gáy sách, không ngần ngại tôi lấy chúng ra, không phải là giấy vụn, mà là những lá thư chưa được mở, chúng cũ đến nỗi bẩn bám vào dính chặt mà phủi không ra.
Chẳng biết là những lá thứ này đã có từ khi nào, người nhận không thấy đâu, bên ngoài có ghi nơi gửi là từ Nhật Bản – tokyo – xa vậy nhỉ? Phải chăng ngày đó máy móc thông tin vẫn còn chưa phát triển ư? – Tôi liếm môi, đôi mắt cứ dán chặt vào những mảnh thư, cuối cùng cũng quyết định đem về. Đọc thư của người khác mà không xin phép hẳn rất xấu, nhưng thật sự là tôi rất hiếu kỳ.
Trở về phòng – phải chờ đến khi thằng Lộc ngủ rồi thì tôi mới dám lấy những bức thư ra – trên này không rõ bức nào gửi trước, tổng cộng có đến 4 lá thư – hồi hộp tôi bóc lá đầu tiên và tôi quên một điều rằng, nơi gửi là từ Nhật thành thử chữ trên giấy toàn là hán tự – hơi thất vọng một chút, tôi xoa trán mà thở dài rõ nản.
Nếu thật sự dịch bức thư này bằng Google thì văn tự dịch sang tiếng việt hẳn sẽ bị sai sót rất nhiều bởi máy móc thì không thể tốt bằng người được, đưa người khác dịch thì sợ hơi quá, tôi sợ đây là những lá thư mà mẹ của Nụ viết cho chồng mình, nếu quả là vậy thì thật tội lỗi – cắn môi suy nghĩ hồi lâu, tôi quyết định mở lap và dịch – hơn giờ đồng hồ sau thì có thể nói là tạm…
‘Ngày… tháng… năm…
Thân gửi:
Đã lâu rồi mình không viết thư cho cậu…
Lúc viết những dòng này thì mình đang trên đường về thăm ông bà, tuyết rơi dày quá, tàu phải dừng hẳn lại, bây giờ bên ngoài trời tối om, tự dưng mình thấy rất bất an, bên ngoài gió càng lúc càng lớn, không biết đến khi nào mình mới có thể về đến nhà đây.
Ngày… tháng… năm.
Mình về đến nhà ngoại rồi may quá hihi! Thôi giờ mình phải đi giặt đồ đã, không ngoại lại rầy…
Ngày… tháng… năm.
… xin mạn phép không kể tiếp.’
Haizz… Dịch cả giờ đồng hồ giờ cuối cùng tôi đọc cũng chẳng có thêm thông tin nào cả. Bức thư này giống như một quyển nhật ký mà người ta viết vội – muộn quá tôi ngủ lúc nào cũng chẳng hay, những lá thư còn lại thì đành để ngày mai ta dịch nữa vậy.
Lá thư thứ hai – lần này nội dung của lá thư khiến tôi cứ mãi nghĩ ngợi lung tung, không khí trong căn phòng bỗng dưng ngột ngạt khiến tôi phải bỏ ra ngoài – đường phố chẳng có gì ngoài bụi bặm, tôi bước nhanh hơn tiến về phía quán cafe né tránh những tiếng động cơ xe ồn ào.
‘Ngày… tháng… năm…
Thân gửi:
Cảm ơn bạn đã đọc lá thư của mình. Hôm nay mình cùng ngoại đến nhà của một người quen. Nghe nói cô ấy sắp sinh rồi bạn ạ! – Cô nói chồng mất rồi, chỉ để lại đứa con trong bụng, suốt thời gian qua cô ấy đi kiếm việc làm nhưng chẳng ai nhận cả.
Những lúc tuyệt vọng như thế người đó đã nghĩ rằng mình sẽ tự tử và mang theo cả đứa bé, đời mình chưa bao giờ nghĩ sẽ trực tiếp chứng kiến chuyện này bằng xương bằng thịt.
Hôm nay cái cô đó bỏ ra ngoài dầm mưa cả buổi, cũng may là có ngoại mình đưa về, chẳng cẩn thận là sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Và rồi cuối cùng cũng mẹ tròn con vuông, là một bé gái.
Ngoại mình nói là cô ấy rất cứng đầu, cô ấy vẫn có ý định không muốn sống tiếp mặc cho đứa bé vẫn khỏe mạnh.
Tự nhiên hôm nay mưa từ chiều đến tận tối, mình cũng không thể về được mà phải chờ bác qua đón. Tối hôm ấy ngoại mình chỉ cho người phụ nữ cái tổ chim trên nóc nhà, ngoại nói rằng tối qua gió lớn làm chiếc tổ bị rớt, hai quả bị vỡ, hai quả còn lại chỉ bị nứt, và ngoại mình đem hai quả bị nứt cẩn thận dung keo dán chúng lại rồi đặt lại chúng về tổ như chưa có chuyện gì xảy ra, thật sự mình không thể hiểu tại sao ngoại lại làm như vậy, nhưng mình hiểu ra khi chiếc tổ được để lại chỗ cũ thì chim mẹ vẫn thận trọng âu yếm và nhẹ nhàng ấp những quả trứng bị nứt. Tại sao vậy nhỉ? Phải chăng những quả trứng đó sẽ nở sao? Mình đã nghĩ như vậy đó.
Thái độ của cô ấy thay đổi hẳn gì ngoại mình nói chỉ cần chim ấp thì sẽ nở thành con, đến ngay cả động vật còn không bỏ mặc cho con mình chết thì huống chi con người.
Khi mình về đến nhà thì đến chiều ngoại về đến, lúc đó mình nói với ngoại muốn quay lại ngôi nhà đó để xem chim con, và mình đã phát hiện ra một điều rằng, đấy chỉ là một tổ chim giả do chính ngoại mình đặt. Thì ra mục đích cũng chỉ là ngăn không cho người khác có ý định tự sát, cũng có lúc ta nói dối đâu phải sai bạn nhỉ?’
Ly cafe giờ chỉ còn lại đá, tôi suy nghĩ đi suy nghĩ lại rằng mình có nên đọc tiếp hai lá thư còn lại nữa hay là không. Tôi trông chờ gì ở những lá thư cũ rích đó vậy. Đến ngay cả tên người gửi và gửi cho ai tôi còn chẳng rõ nữa.
Tối nay tôi chẳng muốn về phòng chút nào, cứ nghĩ đến cái cảnh im lặng trong phòng thì tôi lại nản – chạy xe đi vòng vòng rồi dừng lại gửi xe đi bộ quanh hồ con rùa – dường như là đi một mình hơi kỳ thì phải, tôi để ý ai cũng có cặp, không người yêu thì bạn bè bên cạnh, chỉ tôi là lẻ loi – Hồng Nhi? – Kể từ cái tối hôm đó tôi chẳng biết gì thêm về con bé. Tự dưng thấy buồn cười, trong đầu tôi bắt đầu xuất hiện những hình ảnh mờ nhạt của buổi đi chơi phố hôm ấy, tiếng của nhỏ vẫn âm thầm bên tai tôi.
Đang đi thì cô nàng bỗng dừng lại rồi đứng tần ngần, đôi mắt nhìn vào chiếc tivi của ngôi nhà bên cạnh, là một bộ phim của Hàn Quốc mà tôi không biết tên, cũng chẳng buồn hỏi con bé làm gì, khẽ liếc thấy nhỏ đang cắn môi xem một cách chăm chú, chẳng biết là phim đó có hay không bởi chưa xem từ đầu, nhưng thật sự cả hai cứ đứng ở giữa đường hè này thì quả thật chẳng khác gì hai đứa dở người, tôi lại đâm ghét chiếc TV đó, định nhắc nhở đi tiếp nhưng sợ ăn nhéo lại thôi.
Bên ngoài vỉa hè, một mảnh vai gầy vẫn đứng đó. Tôi cầu khẩn cho bộ phim hết thật nhanh để còn đi nữa, nãy giờ hai đi qua cũng nhìn hai đứa, nó nghiện phim đến vậy sao?
Rồi bất ngờ con nhóc hừ nhẹ một cái khẽ nói – phim này dở quá! – Sau câu nói đó hắn mới chịu nhấc chân mà đi, tôi thì cứ tưởng mình sẽ ngủ ở đây luôn rồi chứ…
– Này… này… sao cô mới xem có vậy mà nói phim dở? – Tôi đuổi theo hỏi…
– Vì tôi đã xem phim ấy rồi mà, cuối cùng nhân vật nữ mất…
Vãi! Hóa ra là nó xem phim này rồi, thế mà cũng chịu mà đứng xem cọp thì tôi cũng thua…
– Trời ạ! Xem rồi thì còn xem lại làm gì? Làm tôi chờ – tôi nói mà như quát…
– Vì tôi thích! Với lại! Tôi có bắt anh đứng cho đâu hì! – Nó cứ thế mà thong thả đáp lại vào vẻ mặt sắp hóa khùng của tôi…
“Điên hết chỗ nói! Tại sao mình cứ phải chịu đựng những chuyện này?” Chạy chậm thôi… tôi sắp đuổi không kịp nữa rồi”
Lá thư thứ ba và lá thư thứ tư, tay trái tôi là con dao đang chầu chực rạch vỏ thư, có nên mở nó ra không… tôi thấp thỏm như thể đang cố chiến đầu với hai nhân cách của mình vậy và cuối cùng…
Bầu trời giờ này như thể có ai đổ thêm mực vào vậy, đen đặc và buồn bã. Đôi chân sáo ấy vẫn đi và hát…
– “Bao nhiêu năm rồi làm gì và được gì… ngày tháng sao vội đi đôi khi không như ý”
Đang buồn mà Nhi lại hát nhạc của Nguyễn Hải Phong lại khiến tôi đâm rầu hơn. – Ơ! Sao lại dừng lại? Lúc nãy là dừng lại xem TV, giờ thì là gì vậy hả trời? – Tự dưng Hồng Nhi chạy lại phía chiếc sọt tre đang nằm ngổn ngang gần nơi đổ rác. Tôi chưa kịp hỏi hắn làm gì thì tiếng của con bé gọi tôi như ma rượt vậy.
– Nguy rồi nguy rồi… anh lại đây xem nè! – Giọng của em hớt hải…
– Nguy gì vậy?
– Ở kia có con mèo hoang! – Hắn níu áo tôi…
– Ừ! Con mèo thì sao? – Tôi phớt lờ…
– Con mèo đang bị thương ở chân, anh mau làm gì đi mà…
Dm! Mình có phải bác sĩ thú y đâu mà bảo mình chữa chứ – tôi thở dài ngao ngán, đành là yêu thú vật là tốt nhưng biết làm thế nào bây giờ? Nhiệt huyết mà cộng với thiếu hiểu biết sẽ gây ra phá hoại.
– Thế tôi phải làm gì? Hay cô nói với con mèo đó là mai tôi quay lại nhé…
Đáp trả lại lời nói của tôi là sự giận dữ, khuôn mặt em sao đáng yêu vô cùng, hắn không nhéo vào hông tôi nữa mà đánh vào vai tôi liên tục.
– Anh đừng đùa nữa mà… không cứu thì nó sẽ chết mất, nó sẽ thù anh đó! Nhanh đi nhanh đi!!
– Trời ơi! Tôi có phải là bác sĩ thú y đâu hả Trương Thị Hồng Nhi! Cô bảo con mèo đó đi tìm bác sĩ đi. – Tôi vò đầu trả lời, thật sự là giờ này người tôi mệt lắm rồi, chẳng buồn mà nghĩ chuyện khác.
– Sao anh ác vậy?
– Tha cho tôi đi chị hai!
Đỉnh điểm của sự giận dữ là sự lặng im, em thôi nói, chỉ thở hắt ra rồi nhìn tôi mà thất vọng, nó quay đi rồi nhẹ nhàng ngồi xuống, ánh mắt nhìn sâu chỗ của con mèo, mấp máy câu gì đó…
– Hắn bảo em đi tìm bác sĩ?
– Gừ… – con mèo giận dữ như thể tôi mang tội ấy…
Thôi thì đành xuống nước vậy, tôi cởi áo khoác đưa Nhi cầm, rồi quỳ xuống đất mà mò đến chỗ mẹ con nhà mèo. Hôi quá! Bãi rác ngay cạnh làm tôi nín thở liên tục.
– Oái! GRAO!!! MEOOOO – con mèo bắt đầu xù lông nổi giận vì bị tôi rọi đèn vào mình.
– Bình tĩnh nào ngài mèo, cho tao xem mày bị gì nào – tôi nhăn mặt nói chuyện với con mèo một cách vô ích. – Đèn sáng rọi vào – là mèo tam thể, nghe nói giống mèo này dữ lắm. Tôi thì không biết, cứ tưởng con mèo đó hiểu ý mình, thành ra cứ thế mà chui sâu vào trong.
– Soạt! – Sột soạt – oái – Ui CHA! Bà mẹ nó cào lung tung đau quá. – Vừa rọi đèn tôi vất vả chống đỡ những móng vuốt của mèo mẹ…
Tôi lủi thủi mà bò ra với đống vết tích mèo cào – tức chả cha là tức…
– Anh có sao không?
– Gừ! Ức thật! Mình thì tử tế chăm sóc cho nó… nó bị thương nhẹ ở chân…
Một lúc sau, thì nàng Nhi nhà mình đã mua về một số vật dụng cần thiết để băng cho mèo mẹ. Nghĩ đến chuyện phải chui vào nữa tôi đâm chùn chân, thôi dù gì cũng phải làm cho trót.
– Tao lạy mày mèo ơi – vừa chui tôi vừa lẩm bẩm…
– Mày cứ liếm vết thương như vậy thì sao mà lành chứ? Thôi để tao bôi… MÉO… OOOO – AAAAA!!! ÁI DA ĐAU QUÁ – gào gào! – Bà mẹ mày mèo. Có lòng tốt mà nó chẳng xem mình ra gì…
Lục tục chiến đấu một hồi thì tôi cũng đã hoàn thành công việc một cách đau đớn. – Hihihihi! – Tiếng cười của nàng Nhi sau lưng mình tựa hồ như thể vui lắm ấy, tôi quay ngoắt lại lườm…
– Xong rồi đó! Hay cô tính nhờ tôi truyền nước cho nó nữa hả? – Thật sự là nãy giờ bị mèo cào đến rát cả mặt…
Giận quá tôi chẳng buồn nói gì, hai tay phủi tóc cho bụi và rác rớt xuống, tôi bỏ đi mà vẫn còn bực bội…
– Này! Chờ tôi với…
Nếu là mình, các bác sẽ dại gái giống tôi chứ?
Ánh đèn mỗi lúc yếu ớt khi chúng tôi đi về phía hàng cây, cái vóc dáng của Hồng Nhi mỗi lúc một mập mờ, thứ bóng tối ảm đạm ấy đang bao vây lấy hai đứa, tiếng bước chân, và cả bầu trời với những âm thanh của tiếng máy bay, tiếng gió tất cả đều là những mảnh ký ức được kéo dài trong một quá khứ vô tận…
‘Ngày… tháng… năm…
Trong bóng tối cậu có thể cảm thấy gì? – Một đôi mắt mèo, một giọng nói, còn gì nữa không?
Con người ai cũng vậy, trong bóng tối, trắng, đen, hay vàng cũng chẳng khác gì nhau, chỉ có giọng nói là sự khác biệt.
Người ta vẫn có sự phân biệt đối xử đối với những thân phận thấp kém’
Chiếc thang máy chạy êm ru, tôi mệt quá dựa hẳn vào góc mà bóp trán, lại một ngày làm việc mệt mỏi tiếp tục, nhiều lúc cũng muốn kiếm cho bản thân một công việc mới, không giờ giấc, không ai quản lý, hoàn toàn làm chủ công việc.
Gầy quá! Sắp không thể nhận ra chính mình bữa rồi. Ngày hôm nay khi trở về phòng tôi đã quyết định tìm cho ra ai là người đã gửi những lá thư này. Khi đó tôi đã ngồi vào bàn dành cả giờ đồng hồ để viết một lá thư bằng tiếng Nhật…
‘Ngày… tháng… năm…
Xin chào, đầu thư rất mong bạn thứ lỗi cho tôi vì đã đọc trộm những lá thư mà bạn đã gửi…
Tên tôi là…’
Viết xong tôi đã phải đọc đi đọc lại rất nhiều vì sợ lỗi chính tả và sợ sai địa chỉ đến cuối cùng là gửi nó đi – thời đại này người ta xài e. Mail, tôi thấm thỏm và rối bời vì không biết là khi nào lá thư ấy sẽ đến tận tay của người mà mình cần.
Rồi hai ngày sau, ba ngày sau… một tháng sau… tôi có đến bưu điện và hỏi qua nhưng lại không nhận được thư trả lời…
Mang về là những thất vọng, tôi thì thầm chắc hẳn là người đó đã không còn ở Tokyo mà hẳn đã chuyển đi – tôi đang trông chờ điều gì đây? Một câu trả lời rằng bạn có phải là người thân của Nụ không à? – Viển vông! – Lắm lúc mình cũng nghĩ rất trẻ con…
Thời gian trôi qua, hẳn là rất lâu, nửa năm? Hoặc đã hơn chăng?
Thời gian này tôi chẳng để ý đến lịch…
Đông qua xuân đến, thời tiết là vậy. Nhưng ở Sài Gòn, thật sự là tôi chẳng thể cảm nhận nổi khí trời sắp chuyển giao, Sài Gòn trong mắt tôi chỉ có nắng gắt và gió. Ngoài đường những hàng cây hoa giấy cao ngang vai người lớn của nhà ai cũng đã nhuốm vàng cả màu lá…
Ghé vào một tiệm sách cũ, tôi lấy đại được một cuốn “hạt giống tâm hồn”
“Khi cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác mở ra, người ta thường chú ý vào cánh cửa đang đóng mà không thấy được một cánh cửa khác đang mở ra”
Lướt được dăm ba trang rồi quyết định mua nó.
Trở về phòng tôi nhận được một cuộc điện thoại từ bưu điện. – Vậy là sau một thời gian dài tưởng chừng như sẽ mãi mãi không đến, thì cuối cùng tôi cũng nhận được hồi âm…
Đó là một lời mời…
– Sao? Đến Tokyo sao?
Nét chữ trên mảnh giấy rất giống với những lá thư mà mình đã đọc. Người viết muốn mình đến Nhật? Hiện tại thì chưa được, vì chuyện này đến qua nhanh, tôi hoàn toàn chưa thể quyết định vội được.
Mất tập trung, làm chiều nay đi đá bóng với thằng Lộc liên lụy cho hiệp một thua đậm 4 trái. Thật sự là trong đầu vẫn không thể dứt ra những suy nghĩ trái chiều rằng mình có nên đi hay là không.
Vào hiệp hai thì tôi mới bắt đầu hòa vào nhịp độ của trận đấu – hôm đó tỉ số là 7 – 7 hòa, đội bạn chơi khá rắn, lại còn có mấy lão dân thể hình nhìn tướng tá to xác nhìn cứ như Phạm Văn Mách chứ chả chơi. Thành thử đứa nào cũng ngại va chạm. Làm phe tôi mấy lần chấn thương, cũng may là không có đánh lộn.
Lúc ấy trời như sắp mưa. Gió cũng bắt đầu thổi mạnh, nhưng sức nóng của trận bóng vẫn không hề có dấu hiệu hạ nhiệt, ở đây mọi người vẫn còn say mê với trái bóng tròn – hai thằng tôi ngồi nghỉ ở ghế đá. Mỏi mệt với đôi chân – lại làm tôi nhớ đến cái ngày còn đá banh cho khoa, từ khâu tuyển chọn cho đến test kỹ thuật, khi đầy đủ đội hình sẽ là phổ biến chiến thuật nghe mà chẳng khác gì cầu thủ chuyên nghiệp vậy – thi đấu thắng thua xảy ra như cơm bữa. Nhưng cuối cùng vẫn bỏ banh với bóng vì còn phải học.
– Sao nay mày thi đấu mà đầu nghĩ đi đâu thế?
Thằng Lộc dựa toàn lưng về sau, mặt ngửa lên trời đắp khăn ướt. Giọng nói uể oải.
Lau mồ hôi, tôi nói dối – tại lâu rồi không đá nên chưa quen chân.
– Xạo đi mày, mà sao mấy hôm nay tao thấy mày cứ thơ thẩn vậy?
– Tao vẫn vậy mà – đúng là bạn thân lâu năm có khác.
– Mày không biết nói dối thì đừng cố quá nhé thành – mày vẫn chưa quên được con bé Dương thì nói mẹ ra đi, có cái gì mà phải giấu.
Tôi cũng dựa thẳng về sau, bất giác không thể nói được câu gì, xấu hổ vì nói dối.
– Quên nó đi! Đất Sài Gòn có thiếu con gái đẹp đâu mà chỉ yêu mỗi mình nó.
Tôi cũng chẳng nói gì. Chỉ thấy bản thân sao mệt mỏi quá, cũng chẳng thể tránh nó được.
– Từ… từ Tân Sơn Nhất đến Nhật mất bao tiếng mày nhỉ?
– À ừ Tân Sơn Nhất đến Nhật… hả Nhật… mày đùa tao hả thành? Mày tính qua đó tìm con bé đó à? – Nó bật dậy tròn mắt hỏi lại…
– Một nửa là như vậy…
– Mày điên rồi!
Thật sự là tôi đã mất niềm tin nhiều rồi, bây giờ thằng Lộc có đổ thêm dầu vào thì cũng chẳng sao cả…
– Tao cũng muốn thử lần cuối.
– Thử cái mẹ gì nữa! Bỏ đi – nó quắc mắt rồi thở hắt ra…
Rồi trời cũng đổ mưa lớn, tôi đưa mắt ra nhìn đám người ngoài kia cởi trần hùng hục dưới nước mưa – giọng thằng Lộc trầm ngâm vỗ vai tôi sau một hồi hai đứa im lặng – về thôi mày!