Phần 21
Căn nhà của gia đnh Tuyết Lai dù ở mãi trong hẻm kho 5. Thực sâu trong vùng fây lội này, nhưng vô trong nhà lại thực khang trang và rộng rãi nữa. Nhà xây tường gạch hẳn hoi. Mái lợp tôn, lại có hai từng nổi bật và cao hơn hẳn những cãn nhà lá lụp sụp chung quanh. Trước nhà còn có cái sân khá rộng. Có hàng rào bằng một hàng cây dâm bụt, nở hoa trông thực đẹp mắt.
Tuyết Lai đưn Mỹ Kim vô phòng nàng ở trên lầu. Nhìn qua cửa sổ, Mỹ Kim thấy ngay sông Sàigòn rộng mông mênh. Những con tầu đậu im lìn như say ngủ. Tuyết Lai ra đứng cạnh Mỹ Kim bên cửa sổ, nói:
– Chị đứng đây nhìn rõ hết khúc sông trước mặt kho 5. Những con tầu này tuy nhìn thấy nhưvậy, nhưng chúng ta không làm ăn gì được ở trên đó cả.
– Vậy chúng mình lên những chiếc tầu nào mà kiếm khách?
– Chị hãy nhìn qua bên kia sông. Đó là Thủ Thiêm. Những con tầu cột ở những chiếc phao bên đó mới là địa bàn của chúng mình hoạt động.
– Mình phải đi ghe qua đó à?
– Dạ, ghe đậu đầy cột cờ Thủ Ngữ. Mướn ai chở tới đó mà không được. Nhưng mà dân nhà nghề như tụi em có ghe bao.
– Ghe bao là làm sao?
– Ghe bao là những người chuyên sốngbằng nghề đưa khách ra tầu chở hàng một cách lén lút. Nhà họ dọc theo bến sông. Tụi mình tới nhà họ nằm chơi, khi nào thuận tiện là xuống ghe dọt ra tầu lìên. Lúc về họ lại tới rước.
– Làm sao họ biết giờ nào mình về mà rước?
– Thường thường thì hẹn nhau giờ giấc trước. Nhưng thực sự thì những người hành nghề ghe bao ngồi ở nhà canh chừng mình. Thấy bóng đáng mình ló ra boong tầu là họ tuôn tới vớt mình lìên.
– Như vậy thì tiện quá hả? Nhưng có bao giờ họ không rước mình hay không?
– Có chứ. Nếu mình không thấy họ tới, có nghĩa là có động. Mình phải hiểu mà rút xuống hầm tầu lĩen, nếu không, bi thộp cổ ngay.
– Em có bi bắt bao giờ không?
– Ôi bắt tụi này như bắt cóc bỏ dĩa thôi. Nhốt chán rồi cũng thả ấy mà.
– Ai không biết là nhốt chán thì thả. Nhưng mà để cho họ bắt hoài còn làm ãn cái gì được nữa.
– Em nói là nói thế thôi, chứ năm thì mười họa mới chộp được một đứa. Thường thường thì dúi cho chút cháo là êm ngay.
Bộ tụl này cũng biết hối lộ à?
– Không ãn hối lấy gì sống. Lấy gì đút lót cho cấp trên mà được đổi về đây, Tà tà ở đây khỏi phải đi quân dịch chứ ít hả? Bởi vậy, tụi nó còn móc nối với tụi này kiếm chác nữa kìa.
– Tụi mình là dân đi khách mà móc nối kiến chác cái gì chứ?
– À… thường thường mấy ổng nhờ tụi em mang đồ xuống tầu dùm.
– Rồi họ nhận đồ ở đâu?
– Lẽ dĩ nhiên là chẳng ai dại gì ra mặt lấy đồ trên sông rồi. Mình đem về nhà và sáng mai họ tới lấy.
– Theo chị biết thì thường thường trong các thương cảng có rất nhìêu cơ quan an ninh khác nhau. Nhỡ bị cơ quan khác bắt thì sao?
Tuyết Lai cười hì hì.
– Thì mình lãnh đủ chứ sao! Nhưng mà ít có trường hợp tổ trác như vậy lắm. Mấy ổng thường cho mình biết lúc nào đi hàng. Thường là ca trực của họ, nên khó bị bắt lắm.
– Bây giờ có ông nào móc nối với em không?
– Hai ba đám chứ ít gì. Làm nghề này mà không có vậy thì khó sống lắm.
– Nếu mình phải chu cấp cho nhĩeu người nhưvậy còn gì nữa mà ăn?
Tuyết Lai cười khanh khách nói:
– Đâc có phải thàng nào móc nối với mình là mình cũng phải chi tìên cho tụi nó đâu.
Nhìn cặp mắt nheo lại thật đ và bộ ngực Tuyết Lai vừa nói vừa ưỡn về phía trước, Mỹ Kim cũng đoán ra cô nàng muốn nói cái gì rôi. Nhưng nàng cũng cứ hỏi:
– Không chi tiền cho tụi nó mà được sao?
Hình như Thuết Lai cũng đoán ra Mỹ Kim hỏi là hỏi nhưvậy thôi, chứ sựthực, cô nàng cũng biết chuyện gì rồi.
Bởi vậy nàng mới kể:
– Có một hôm, em vừa xuông ghe định bung ra tầu. Bất chợt một chiếc ca nô chạy ào tới. Hôm đó đã biết chắc là ca trực của gà nhà nên mới ỷ y như vậy. Tới khi nhìn rõ là người lạ thì đã muộn rồi. Thế làem bi tóm lên ca nô. Còn thàng nhỏ chèo ghe thì được ngồi trên ghe của nó để kéo đi. Khi ca nô chạy được một quãng, em thấy hai trự đó không để ý, tháo dây cột ghe cho chiếc ghe trôi đi thế là thầng bé chèo ghe tụt lại phía sau mà hai trự ngồi phía trước không biết gì. Tới khi họ hay thì chiếc ghe cũng vừa đâm vô một con lạch nhỏ.
Chiếc ca nô tức thì vòng lại, cốbắt cho được thằng nhỏ. Ai ngờ khi vô con lạch thì không biết y đi đàng nào, vì trong đó ngã rẽ tùm lung. Hơn nữa dừa nước mọc kím lối như bưng. Mấy trự đó tức tối núm lấy áo em tra hỏi. Lúc đó trời cũng xâm xẩm tối rôi, em cốtình làm cho hàng nút áo bật tung để bộ ngực trần ìô lộ. Cả hai trự lúc đó cùng ngỡ ngàng. Anh chàng nắm lấy áo em vội vàng buông tay ra nói:
– Cô làm gì vậy. Có cài núc áo lại hay không?
Mỹ Kim nghe kể tới đó phì cười hỏi:
– Thế em định giở trò gì? có cài núc áo lại không?
Tuyết Lai cười khúc khích, nói:
– Trong con lạch vắng hoe vắng ngắt như vậy có cái gì mình không dám làm cơ chứ. Em làm bộ không nghe anh ta nói gì. Níu lấy tay anh chàng ôm vào lòng nói: “Anh ơi tha cho em đi mà, tội nghiệp em…”
– Rồi anh ta làm sao?
Y vừa nhìn anh chàng đi chung vừa nói: “Tha làm sao được ma tha cơ chứ… Buông tôi ra.”
Mỹ Kim cười khúc khích, nghe Tuyết Lai kể tiếp
– Nghe giọng nói là em biếty muốn gì rồi. Bởi vậy càng ôm cứng lấy anh ta hơn nữa. Và, chỉ một lúc sau là chiếc áo em đã tuột khỏi mình, rơi xuống sàn ca nô. Anh chàng lái ca nô cũng đã tắt máy, cho lủi vô đám dừa nước. Y nói:
“Ê, tao mà lái ca nô ra ngoài, để người ta nhìn thấy con bé này ở trần trùi trụi thế kia thì ở tù cả đám chứ không phải chơi đâu.” Lúc ấy anh bạn anh ta cười hì hì nói: “Thì mày bảo nó mặc áo vô đi.” Anh chàng lái ca nô lết lại sát bên em hỏi: “Tại sao em lại cởi áo ra làm chi vậy?” Em quay qua, cố ý để da thịt cọ vô mình anh ta – vì lúc đó ba đứa đã ngồi sát bên nhau – và vẫn cố tình làm bộ không đả động gì tới vấn đê qùân áo, còn quàng tay ôm lấy mình anh chàng này nữa. Lúc ấy mỗi người ngồi một bên im lìm như pho tượng. Không nói năng gì nữa. Em được đà luồn luôn tay vô mình cả hai. Tới khi em cởi giây lưng qùân họ thì những bàn tay năm ngón của cả hai bắt đầu ngọ nguậy, run rẩy mò mẫm. Kẻ trên người dưới…
Thấy Tuyết Lai ngừng kể, Mỹ Kim cười, hỏi:
– Rồi họ có bắt em nữa không?
Tuyết Lai cười khúc khích.
– Bây giờ thì em bắt cả hai, chứlàm sao các anh ấy bắt được em nữa. Nhưng dù sao đi nữa; nếu mình có Bùa Yêu thì em nghĩ những trường hợp như trên dễ dàng hơn nhlều. Vi không phải đám tùân tiễu đứa nào cũng chịu chơi đâu. Chi dáng nói với thầy Năm luyện cái Bùa Yêu lè lẹ cho tụi mình thì đỡ biết mấy.
Mỹ Kim gật đầu nói:
– Em cứ yên trí đi, thế nào anh Năm cũng lo vụ này gấp mà.
– Chi nói vậy thì em bớt lo rồi. Tối nay để em dẫn chị leo lên chiếc tầu đậu ngoài phao kia. Trên đó có một anh cai phu rất thân với em nữa.
Vừa nói Tuyết Lai vừa chỉ tay về phía trước. Mỹ Kim nhìn theo tay Tuyết Lai, tự nhiên thấy hồi hộp lạ thường…
Năm ẩu cứ phân vân mãi từ lúc hứa luyện Bùa Yêu cho Tuyết Lai và Mỹ Kim. Luyện thì nhất định phải luyện rồi. Nhưng mà có nên đem tất cả sở học cha truyền con nối ra đánh cú bài tối hậu này hay không.
Câm mớ tìên trong tay. Số tlên chưa bao giờ Năm ẩu tưởng tượng được là có thể nàm trong túi mình. Sau khi nhận lời cho Mỹ Kim theo làm ăn, Tuyết Lai lại còn đưa cả mớ bạc này cho chàng mượn. Đây là tìên để mua luôn cả căn nhà chàng đang ở trọ. Quả thực, lúc đâu chàng chỉ nói chơi là muốn luyện được Bùa Yêu thứ dữ thì phải có chỗ luyện bùa. ít nhất thì cũng phải có được cả cãn nhà này để làm bàn thờ Tồ. Ai ngờ chàng vừa nói xong là Tuyến Lai móc tiền đưa cho mượn lìên. Hơn thế nữa, Tuyết Lai còn đem Mỹ Kim theo buôn bán và bảo đảm chỉ trong vòng vài tuần lễ là Mỹ Kim kiếm đủ số tìên trả lại ngay.
Vụ mua nhà, quả thực chảng bao giờ chàng nghĩ tới, chỉ vì vợ chồng Tư Răng Vàng hồi sáng ngỏ ý muốn bán căn nhà này để về quê làm ruộng, nên mới nói cho chàng biết trước đặng đi tìm chỗ khác ở. Lúc nói chuyện với Tuyết Lai, chàng buộc miệng nói chơi, ai ngờ cô nàng này lại làm thiệt. Như vậy là chỉ vài hôm nữa là chàng chính thức làm chủ căn nhà này. Nhà tuy không được rộng rãi cho lắm, nhưng có cái sân khá lớn và chung quanh cây cối mọc um tùm rất thích hợp để làm chỗ luyện bùa. Cả đêm Năm ẩu không thế nào chợp mắt được. Chàng nghĩ tới món tìên quá lớn trong tay. Lại nghĩ tới Mỹ Kim theo Tuyết Lai nhẩy tầu buôn bán không biết thế nào.
Tới nửa đêm Năm ẩu vẫn còn trần trọc. Lăn qua lăn lại hoài mà không tài nào nhắm mắt cho được. Ánh trăng mười sáu sáng như ban ngày, rọi qua cửa số lại càng làm chàng thao thức hơn. Năm ẩu trở mình, quay mặt vào vách cố nhắm mắt giỗ giấc ngủ. Bỗng chàng nghe thấy có tiếng thút thít, hình như có ai đang khóc ngoài sân. Lúc đâu, Năm ẩu còn tưởng là mình nghe lộn với tiếng côn trùng kêu rả rức khắp nơi. Nhưng sau nghe thật kỹ thì đúng là giọng một đứa con gái đang khóc tỷ tê chứ không phải là tiếng run dế kêu nữa.
Năm ẩu lồm cồm bò dậy, rAn theo tiếng khóc. Tới sau nhà, tiếng khóc bắt đầu rõ hơn và chàng định hướng được là hình như ở góc vườn chỗ mấy khóm chuối. Rón rén đi tới góc vườn. Năm Ẩu vừa nhìn thấy bóng một thiếu nữ xoã tóc đứng dựa vào góc chuối thì cô ta đã lên tiếng:
– Giờ này mà chú Năm chưu đi ngủ sao…ra đây làm gì?
Nhân ra con nhỏ là đứa con riêng của Tư Răng Vàng. Năm Ẩu ngạc nhiên hỏi:
ủa… mày là con Hai đó hả?
– Dạ…
Khuya lắc khuya lơ thế này mà mày đứng đây chi vậy?
– Con buồn quá chú Năm ơi.
– Bộ mày đang khóc đó hả?
– Dạ…
– Tại sao khóc?
Con bé nghẹn ngào nói:
– Chú biết dì con không ưa con mà phải không?
– Thì đì ghẻ từ hồi nào vẫn vậy mà mày. Hơi đâu mà lo cơ chứ.
– Nhưng chú biết rồi bả súi ông già con bán nhà về quê làm ruộng.
– Thì có sao đâu.
– Nhưng con không muốn sống ờ miệt vườn.
– Thì mày ở lại đây.
Tự nhiên con bé phì cười.
– Chú nói cái gì dễ dàng như vậy sao. Bố con bán nhà rồi, con ởđâu bây giờ?
Năm ẩu đã đứng sát con Hai. Con bé chỉ đứng tới vai chàng. Thân hình gầy gò ốm yếu. Chàng biết gia đình Tư Răng Vàng rất nghèo, lại có một đàn con nheo nhóc.
Hàng ngày ăn uống thực kham khồ. Có nhìêu khi chàng muốn giúp đỡ gia đình này nhưng chính bản thân còn lo chưa xong chứ nói gì tới chuyện giúp đỡ họ. Nghe con bé nói, chàng buột miệng:
– Nếu chú mua nhà của bố cháu rồi cho cháu ở đây, cháu có chịu không?
Năm Ẩu nói một lúc rồi mà không thấy con bé trả lời, chàng hỏi lại:
– Cháu có chịu không?
Con bé nói như hậm hực.
– Cháu đang rầu thối ruột mà chú còn ở đó nói chơi nữa.
– Chú nói chơi cái gì?
– Ai lại không biết chú nghèo rớt mùng tơi. Tìên mướn nhà nhiều khi còn lo không xong, còn nói mua nhà được nữa hay sao?
Năm ẩu nắm tay con bé kéo về nhà nói:
– Mày theo chú mà coi.
Con bé hơi vùng vằng nói:
– Coi cái gì cơ chứ.
Tuy nói thế, nhưng nó vẫn ngoan ngoãi để Năm Ẩu kéo vô nhà. Hàng ngày hai chú cháu thường rỡn với nhau như con nít nên lúc nào cũng rất tự nhiên. Gần đây con nhỏ còn đòi Năm áu dậy nó múa mấy đường quyền. Tư Răng Vàng thấy đứa con riêng của mình mến Năm ẩu nhưvậy cũng thích lắm. Vì hơn ai hết, Tư Răng Vàng biết rằng vợ mình đối với con nhỏ thật ác độc. Bà ta hành hạ con bé đủ đìêu. Nhưng khổ nỗi, nếu không có bà ấy thì gia đình này còn khốn đốn hơn nhiều.
Có lẽ cũng vì sựbất lực của bốmà bé Hai càng gần gủi Năm ẩu hơn. Nhữug lúc vui thú nhất của nó là cả nhà đi vắng để nó có thể tự do đùa rỡn với Năm ẩu. Những đứa em cùng cha khác mẹ với bé Hai toàn là con trai, và tụi nhỏ phá phách kinh hồn nên bé Hai không bao giờ muốn chơi chung với đám này. Nhưng cũng phải nói, nếu bé Hai có muốn chơi với chúng nó cũng không được, vì ít có khi tụi này ở nhà. Chúng thường rủ nhau ra xóm ngoài chơi với tụi con trai ở đó.
Tối nay Năm ẩu kéo bé Hai vô nhà nói cho coi cái gì đó nó cũng tưởng như mọi khi Năm Ẩu khoe một món đồ chơi nào thôi. Tới khi Năm ắu lôi ra một cọc tiền làm bé Hai sững sờ. Tiếng Năm ẩu nói bên tai mà bé Hai tưởng như mình đang nàm mơ.
– Ngày mai chú sẽ hỏi ba cháu mua căn nhà này. Cháu đã tin chưa?
Năm ẩu vênh mặt chờ câu trả lời của con nhỏ. Con bé chưa nói gì thì giọng ông TưRăng Vàng ở ngoài cửa mừng rở.
– Chú Năm thực muốn mua căn nhà của tụi tôi hả? Năm ẩu ngạc nhiên thấy ông Tư Răng Vàng đứng sừng sững trước cửa phòng mình hồi nào không hay. Chàng
ngớ ngẩy hỏi:
– Ụa anh Tư đó hả?
– Không tôi thì còn ai cơ chứ?
– Anh tới hồi nào sao tôi không hay?
Tư Răng Vàng cười hì hì nói:
– Tui thấy con bé lén ra sau vườn khóc nên tính ra kêu nó vô ngủ. Ai nhờ thấy chú đi trước nên cũng men theo xem hai chú cháu làm cái gì. Có ngờ đâu lại biết được chú muốn mua căn nhà này. Mà chú nói thực đó phải không?
Năm ẩu cười ha hả.
– Không lý mua nhà lại nói chơi hay sao. Mà anh có bán cho tôi không?
Tiếng vợ Tư Răng Vàng cười hì hì ngay sau lưng Tư Răng Vàng thực lớn:
– Bán…bán.. ai chứ chú Năm mua tụi tôi không lấy mắc đâu. Mà chú có ý cho con bé Hai ở lại đây tụi tôi còn mang ơn chú nữa. Thấy mặt con quỉ cái đó là tôi muốn
lộn tiết lên rồi.
Tư Răng Vàng ngỡ ngàng nhìn vợ đứng ngay sau lưng
hồi nào không hay, ông buột miệng hỏi:
– Bà cũng ra đây rồi à? .
Vợ Tư Răng Vàng mỉm cười nói:
– Ông đang ôm tôi xà nẹo. Tự nhiên tuộtxuống giường ra ngoài sân nên tôi men theo từ lâu rồi.
Năm ẩu cười ha hả.
– Thế là ông rình tôi, lại bị bà ấy rình lại…ha.ha.ha.
Tư Răng Vàng để Năm ẩu cười một hồi mới nói:
– Thôi… nói chuyện đàng hoàng đi. Nếu chú Năm muốn mua thực tình. Ngày mai chúng tôi đưa chú ra Phường làm giấy bán ngay cũng được. Còn con bé Hai muốn ở lại đây mà chú chịu chứa nó tôi sẽ bớt cho chú ít ngàn.