Phần 22
Tôi một mình ngồi ở phòng khách nhàm chán xem tv, chuyển hết kênh này sang kênh khác cũng chẳng có nội dung gì thú vị. Tôi quyết định xuống nhà mua mấy lon beer. Đang trên đường đi sang của tiện lợi, mắt tôi chợt liếc thấy một khuôn mặt quen quen, nhìn kỹ lại người đàn ông đang ngồi đăm chiêu trong quán café, cuối cùng tôi cũng nhận ra người đàn ông đó. Người đó tôi gặp đi cùng chú Huy khi tôi đang ở dưới xưởng, chỉ chào một câu và bắt tay một cái. Cũng đang không có việc gì, tôi nảy ra ý định thăm dò một chút. Tôi chuyển hướng đi vào quán café.
Bước vào quán, tôi chọn cái bàn ngay cạnh người đàn ông đó và gọi một ly café. Trong khi chờ đợi café, tôi giả vờ vô ý lơ đãng lướt nhìn xung quanh, sau đó ánh mắt dừng lại người đàn ông đó.
– Chào anh. Không ngờ gặp anh ở đây.
Người đàn ông đó nhìn tôi vẻ xa lạ.
– Em gặp anh ở xưởng của chú Huy. Em là Thắng.
Nghe tên anh Huy, vẻ mặt người đàn ông có dãn ra một chút và hết vẻ xa lạ.
– Chào em. Anh là Quyết, bạn anh Huy.
Sau đó người đàn ông lại đăm chiêu, cúi xuống. Tôi làm tôi không tiếp tục được nữa. Nhìn vẻ mặt anh suy nghĩ một chút, tôi quyết định thử hỏi chú Huy. Đi về hướng nhà vệ sinh, tôi gọi cho chú Huy và sau vài câu thăm dò, tôi cũng biết thông tin về người đàn ông đó. Đó là một trong những khách hàng cũ của chú Huy, chủ một xí nghiệp sản xuất điện máy, có sản phẩm được tiêu thụ tại mấy tỉnh phía Bắc. Thêm nữa tôi cũng biết, anh đang vướng một vụ kiện về sản phẩm của mình.
Tôi quay lại bàn, chủ động cầm cốc café mà phục vụ vừa mang ra và ngồi xuống đối diện với anh Quyết.
– Vụ sản phẩm của anh đã xử lý xong chưa?
Tôi hỏi thẳng, vẻ quan tâm như của một người quen biết. Anh Quyết nhìn tôi một cái, sau đó vừa gật vừa lắc.
– Về pháp luật đã hòa giải trước tòa, phía công an cũng kết luận không phải do lỗi sản phẩm của anh, tòa đã chấp nhận hòa giải và phương án đền bù của anh. Nhưng phía nguyên đơn lại tiếp tục đòi hỏi dọa sẽ tiếp tục kiện và đưa lên mạng xã hội.
– Họ đòi hỏi nhiều không anh.
– Nhiều, họ đòi toàn bộ thiệt hại liên đới. Nhưng họ cũng không thể chứng minh được đó là do sản phẩm của anh bị lỗi. Nếu tiếp tục kiện, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm và nếu anh tiếp tục đền bù cũng vậy.
Thái độ của tôi rất chân thành, làm anh Quyết thoải mái, nên anh kể khá chi tiết. Cơ bản là một vụ cháy nhà do chập điện, tuy nhiên bên thiệt hại lại kiện sản phẩm của anh với lý do là do sử dụng sản phẩm đó nên bị cháy. Trong báo cáo điều tra của công an cũng từ chối nguyên nhân này.
– Vậy thế này đi, anh cho em biết thông tin của phía bên kiện, em nghĩ em sẽ giúp được anh.
Thấy anh trần trừ, tôi nói tiếp.
– Chỉ cần phía đi kiện họ không đi kiện nữa và ký vào một cam kết cho anh là xong. Với lại trong vụ này anh mới là bị hại, còn bên kia mới là bên tống tiền. Anh cũng sẽ không ảnh hưởng gì, sao lại không thử.
– Vậy thì thử.
Sau đó, anh chuyển cho tôi một email về hồ sơ vụ kiện. Xem xong nội dung, tôi viết lại mấy dòng và gửi một tin nhắn. Sau đó, tôi đi ra ngoài và gọi điện thoại.
– Anh giúp em một chuyện nhé.
– Được, vừa nhận tin nhắn mà anh cũng không hiểu gì.
Tôi sơ bộ nói qua nội dung với anh.
– Anh cho người gặp người đó và yêu cầu anh ta dừng lại. Anh nhớ, không bạo lực, không thương tích. Mình là người nắm lý, họ mới là bên tống tiền. Em muốn xử lý ngay trong cuối tuần này.
– Được, không vấn đề gì, nếu là chuyện của thằng em.
– Cảm ơn anh.
Sau đó tôi tắt máy và quay lại quán café.
– Không có vấn đề gì đâu. Chiều mai anh sẽ nhận được cam kết của bên kia.
– Em xử lý như thế nào?
– Anh yên tâm sẽ không liên quan đến anh, không để lại bất cứ hậu quả nào.
– Vậy… anh cảm ơn. Em đang làm gì chỗ anh Huy? Anh nghe nói anh Huy không tiếp tục làm xưởng nữa.
– Em là người sẽ thay anh Huy để kinh doanh xưởng.
– À, sẽ khó đấy.
– Có lẽ khó, nhưng sẽ vượt qua. Anh Huy quản lý xưởng theo cảm tính và vẫn kiểu hợp tác xã. Em sẽ thay đổi toàn bộ, để xưởng sẽ làm ra sản phẩm tốt hơn, chất lượng đầu ra đảm bảo.
Anh Quyết có vẻ hứng thú.
– Vậy em định làm thế nào?
– Em sẽ áp dụng các quy trình quản lý sản xuất, quy trình giám sát và quản lý chất lượng, mỗi sản phẩm sẽ phải được giám sát và chứng nhận chất lượng, đưa các cam kết chất lượng vào hợp đồng. Sẽ không còn tình trạng sản phẩm bị từ chối hai ba mươi phần trăm như hiện nay nữa.
Tôi nói với anh rất tự tin.
– Đúng rồi, đó là vấn đề, anh cũng đã khuyên anh Huy mấy lần nhưng anh ấy không chịu thay đổi.
– Anh có thể cho em biết sao anh lại dừng hợp tác với anh Huy?
– Cũng vì chất lượng. Hàng sai quy cách, chất lượng phập phù. Dù là bạn với anh ấy hơn ba mươi năm, cuối cùng anh cũng phải chấm dứt.
– Những sản phẩm mà xưởng sản xuất không đòi hỏi kỹ thuật cao, máy móc tốt, con người tốt chả có lý do không có sản phẩm tốt. Chả nhẽ mình lại không sản xuất được sản phẩm chất lượng tốt.
– Vẫn là cách quản lý. Công ty anh cũng sản xuất những sản phẩm tương tự như Xí nghiệp điện máy của nhà nước, nhưng sản phẩm của anh lại bán được, còn Xí nghiệp thì luôn phải duy trì nhờ ngân sách.
– Chính vì vậy em có thể khẳng định với anh, xưởng của em không chỉ duy trì tốt và còn phát triển hơn nữa. Em không tin, con người Việt nam giỏi như vậy, mà lại không sản xuất được những sản phẩm tốt.
– Ha… ha… ha. Đúng, em nói đúng.
Anh cười và tôi cũng cười to cùng anh.
– Em phải về đây, không mẹ em đợi cơm. Mời anh lúc nào qua xưởng của em thăm quan, sẽ có rất nhiều thay đổi đấy.
– Được, anh sẽ qua thăm. Nhà máy của anh cũng ngay khu B, cách khu của em hơn chục cây số, anh cũng mời em đến thăm quan. Biết đâu mình sẽ là đối tác.
– Vâng, cũng hy vọng như vậy. À còn điều này nữa, để anh tham khảo. Công ty anh cần phải có một bộ phận để xử lý khủng hoảng, để xử lý những vụ tương tự, hoặc nếu không, em sẽ giới thiệu với anh một văn phòng luật, họ cũng cung cấp dịch vụ tương tự.
– Được, để anh suy nghĩ thêm.
Sau khi chào anh, tôi lại tiếp tục đi sang cửa hàng mua mấy lon beer và quay về nhà.
Bàn ăn đã sẵn sàng, thức ăn bốc mùi thơm phức. Tôi ngồi ngay vào bàn và hít một hơi mùi thức ăn bốc lên. Bàn ăn rất thịnh soạn, một bát thịt kho tàu, một con cá rán, một đĩa thịt bò xào, bát canh cua, bát cà muối chua và rau thơm các loại. Toàn những món tôi thích. Tôi cũng không đợi mẹ và chị vào bàn, lấy đũa gắp một miếng thịt bò xào cho vào miệng, rồi không thể không cất tiếng khen. Mẹ tôi nhìn tôi, ánh mắt không khỏi ánh lên sự hài lòng và vui vẻ.
– Này… không mời ai mà đã ăn à?
Chậm rãi nhai miếng thịt kho tàu, mềm thơm đủ vị, tôi hớp một ngụm beer, khà một tiếng tán thưởng.
– Chị hôm nay đang đóng phim à? Em nhớ là có người còn ăn từ nồi mà không thèm đợi dọn ra bàn cơ, hôm nay lại dạy người khác giáo dục công dân cơ đấy.
– Chị là chị dạy mày, để làm con ngoan trò giỏi. Cãi cái gì.
– Rồi… rồi… em cũng biết dao sắc không gọt được chuôi. Có uống beer không? Hay lại muốn đóng vai thục nữ?
– Hừ… hừ… đưa đây. Chị không thèm làm thục nữ nhé.
Chị ngồi xuống giật lon beer trên tay tôi, uống một hơi, rồi gắp một đũa thịt bò xào, miệng không ngừng khen ngon, rồi lại đưa đũa gắp thêm một miếng nữa đưa thẳng lên mồm.
– Mẹ ngồi xuống ăn cơm đi, muộn một chút là hết đồ ăn đấy.
Mẹ tôi cười vui vẻ, ánh mắt hết nhìn tôi lại nhìn chị Nga. Rồi ngồi xuống bàn. Tôi cũng đưa mẹ lon beer, mẹ cầm lấy rồi uống một ngụm nhỏ.
– Mẹ cũng quên không mua beer.
– Bác không phải lo đâu, lớn rồi tự có chân đi mua.
– Được, chị nhớ đấy nhé, em chờ câu này lâu lắm rồi. Có câu này, em tiết kiệm được một nửa tiền mua beer.
– Hừ… đồ nhỏ mọn.
– Nhỏ mọn mà tiết kiệm, em nhỏ mọn cũng được. Mà món nào chị nấu đấy?
– Không nhận ra đúng không? Món nào cũng ngon đúng không?
– Đúng, món nào cũng ngon. Vậy em mới hỏi. À em biết món chị nấu rồi.
Tôi vừa nói, vừa giơ gắp rau sống có cây mùi vẫn nguyên gốc rễ. Mặt chị Nga hơi đỏ lên, liếc mắt sang mẹ tôi, mẹ vẫn cười mắt vui vẻ nhìn chúng tôi ăn và nói chuyện. Tôi cũng không bỏ cái rễ, đưa luôn lên mồm ăn, đầu gật gù.
– Ngon… món này cũng rất ngon, tươi, rất thơm, đủ vị.
– Ý… sao không bỏ đi. Đồ ăn bẩn.
– Hèm… em ăn có phải lần đầu đau, lần nào chẳng vậy, quen rồi.
Bữa cơm vui vẻ qua đi, tôi ăn thật sự ngon miệng, chị Nga ăn cũng không kém, thức ăn trên bàn hết sạch. Mẹ tôi cũng thật sự vui, thỉnh thoảng lại chen vào hỏi một câu “có ngon không”, “con ăn thêm nữa đi”. Tôi cũng đã rất tự nhiên với mẹ, mẹ mặc dù cũng đã tự nhiên rất nhiều, nhưng vẫn có chút câu nệ, mẹ không dám hỏi thêm dù tôi thấy mẹ chần chừ nhiều lần. Tôi biết cần thêm chút thời gian cho mẹ.
Chiều hôm đó, tôi theo mẹ và chị Nga đi mua sắm theo yêu cầu của chị Nga, chủ yếu vẫn là chị Nga ép mua cho cả mẹ và tôi, tất nhiên cả chị nữa. Tôi đơn giản, sắm vai cửu vạn và gật đầu mỗi khi chị hỏi ý kiến. Có lẽ chỉ có tôi là nhàm chán, mẹ và chị Nga rất hưng phấn. Tôi cũng chọn mua một dàn máy chơi nhạc mini, mấy cái đĩa CD nhạc mà tôi thích và cũng mua cho mẹ mấy cái sau khi hỏi ý kiến mẹ. Có vẻ gu nhạc của mẹ và tôi khá giống nhau.
Sau khi mua sắm, chúng tôi quyết định ăn ngoài. Trong khi ngồi ăn, tôi chủ động nói chuyện với mẹ về kế hoạch của tôi, có một số chuyện tôi cũng muốn hỏi mẹ.
– Con không biết sẽ mất bao lâu, nhưng thời gian tới con sẽ rất bận, ít khi về nhà. Chị Nga sẽ thay con chăm sóc mẹ, mẹ cần gì cứ bảo chị ấy và con cũng nhờ mẹ chăm sóc chị ấy. Ngoài ra, mẹ có ý định mở lại của hàng không?
– Không, mẹ không định mở của hàng nữa, mẹ cũng có đủ tiền tiết kiệm rồi. Mẹ sẽ tiếp tục vẽ trong lúc nhàn rỗi. Con cứ yên tâm, mẹ sẽ chăm sóc Nga.
– Vâng, con yên tâm. Chị Nga lớn người, nhưng bé tính, có lẽ mẹ sẽ vất vả hơn đấy.
– Cái gì mà bé tính? Đấy là chị chỉ làm việc lớn, không thèm làm việc nhỏ.
Chị Nga lại cãi, còn mẹ lại cười bênh chị Nga.
– Có gì đâu, mẹ có phải làm gì đâu. Chị ấy đâu có như con nói. Mẹ cũng quý chị Nga mà.
– Chỉ có bác hiểu cháu, ai như cái đồ chỉ biết chê chị kia.
Chị Nga ôm lấy cánh tay mẹ tôi, lè lưỡi hất đầu về phía tôi. Tôi không để ý nữa.
– Mai con định về thăm cô Duyên, mẹ về cùng nhé.
– Ừ, lâu rồi mẹ cũng không gặp cô Duyên.
Tôi đưa mẹ và chị Nga về nhà, đưa mẹ lên nhà và lắp xong bộ giàn, tôi và chị Nga cũng rời nhà mẹ. Sau đó cùng đi xem phim, do chị Nga nằng nặc đòi.
– Đi xem phim lần nào chị cũng ngủ, phí tiền mua vé.
– Lần này đi xem phim siêu anh hùng, chị nghe con bé thư ký khen hết lời.
Tôi không thích xem phim tại rạp, đa phần mọi người đến xem là do phòng chiếu phim tối, để họ có thể làm những việc mờ ám gì đó. Tôi thực sự khinh thường và ngứa mắt. Và lại là phim siêu anh hùng, ngoài cháy lửa và nổ đùng đùng bốc phét, chẳng có nội dung gì khác.
Lần này chị chủ động mua vé và khi vào rạp, tôi mới biết chị chọn vé ghế đôi. Tôi nhìn chị ánh mắt nghi ngờ. Chị thản nhiên nói.
– Ghế đôi không có chắn, ngả đầu vào vai em ngủ dễ hơn.
Đúng như chị nói, ngoài hứng thú với bộ râu diễn viên chính mà chị bắt tôi phải để giống lúc đầu phim, chị lại ngả đầu vào vai tôi ngủ mất, tôi cũng ngủ ngay sau đó, cho đến khi đèn trong rạp bật sáng, chúng tôi mới tỉnh ngủ.
Sau đó tôi lại phải đưa chị lên hồ Tây để chị ăn mực nướng với cam kết sẽ không mang lại rắc rối như lần trước. Lần này, chị chọn ngồi chiếu gần sát lan can hồ. Chị ngồi sát ôm lấy cánh tay và ngả đầu vào vai tôi, im lặng ngồi nhìn ra hồ, thỉnh thoảng cầm lon beer uống một ngụm, trời đêm mùa thu khá lạnh, tôi phải cởi chiếc áo khoác của mình khoác cho chị. Chúng tôi cứ ngồi im lặng như vậy uống beer cho đến khi tôi không nhịn được run lên vì lạnh, thì chị mới đứng dậy bảo vệ.
Khi đỗ xe dưới hầm, chị lại ngủ, tôi đành phải bế chị lên nhà, tôi cũng không biết chị có giả vờ hay không, nhưng cũng không phải lần đầu. Đặt chị lên giường, tôi định thay cho chị cái váy ngủ, nhưng lưỡng lự một chút lại thôi, tôi sợ sẽ không khống chế được mình, mùi cơ thể, sự mềm mại của chị đã làm tôi rất nóng khi bế chị lên nhà. Tôi sang phòng bên cạnh, phòng này dành riêng cho tôi, nhưng tôi cũng chỉ ở một vài lần từ khi về nước.
Tôi cũng ngủ ngay sau đó, chỉ là tôi có một giấc mơ, trong giấc mơ tôi và chị đã vượt quá giới hạn, làm tôi tỉnh lại. Đầu tôi là một mớ rối rắm quan hệ giữa tôi, chị Nga, chị Nguyệt, nhưng tôi biết một điều, tôi đều không thể bỏ rơi bất cứ ai trong hai người phụ nữ này. Tôi quyết định không nghĩ nữa, vùng dậy và bắt đầu chống đẩy. Khi cơ thể đã đầy mồ hôi và các cơ bắp đã mỏi rã rời, tôi dừng chống đẩy nghỉ ngơi một chút rồi tập mấy động tác boxing tay chân. Chị Nga dậy rất sớm, đứng ở cửa phòng nhìn tôi tập, cho đến khi tôi đi vào nhà tắm.
Hôm nay chị tôi khá lạ, khi tôi tắm xong quấn cái khăn ngang người chị đã đứng sẵn ở đó đưa tôi bộ quần áo mới mua hôm qua, cả quần lót và tất mới.
– Chị hôm nay lạ nha? Hay là bị ốm rồi.
Tôi nhận quần áo từ tay chị, sờ lên trán giả vờ kiểm tra nhiệt độ, chị chỉ hơi đỏ mặt nhưng không vùng vằng như mọi lần mà đứng yên để tôi sờ trán và không nói gì.
– Không sao trán rất mát. Chị cũng thay quần áo đi rồi sang nhà mẹ em.
Chị nhìn tôi một lát rồi quay người đi ra, tôi lại nuốt nước bọt, tôi đã khống chế hết sức để không nhìn bầu vú chị đội cái váy ngủ lên.
Tôi thay xong quần áo, chị cũng đã sẵn sàng. Chị khoác tay tôi đi vào thang máy và sang nhà mẹ tôi, hôm nay hình như chị chưa nói câu nào, có vẻ là lạ, tôi cũng không dám nói chuyện. Mẹ tôi đang lúi húi trong bếp, chị Nga vào trong bếp với mẹ, còn tôi ngồi ở phòng khách lắng nghe tiếng nhạc không lời phát ra từ bộ giàn và nhìn vào khung tranh mới có một mảng màu với những hộp bút, mực, lọ nước rửa được bày ra chiếm một góc phòng khách.
– Sao mẹ không lấy cái phòng kia làm phòng vẽ.
– Phòng đấy để làm phòng ngủ cho con. Với lại, nhà mình rộng, mẹ cũng chẳng dùng hết được, mẹ sẽ lấy một phần phòng khách, chỗ cửa kính ấy, vừa sáng lại có ban công, để làm chỗ vẽ. Chỗ ban công, mẹ cũng sẽ làm một cái vườn mini, trồng hoa và cây cảnh.
Tôi bước ra ban công, nhìn xung quanh một chút, ban công khá rộng, nếu bố trí cây cảnh và một bàn uống nước cũng không tệ. Giữa ban công và phòng khách toàn bộ là khung kính, mẹ có thể bố trí chỗ vẽ trong phòng khách, vừa có thể ngắm cây qua cửa kính, cũng có thể ngồi ngoài uống trà.
Chúng tôi ăn bữa sáng nhanh với bánh mì, trứng ốp la và thịt beacon mẹ chuẩn bị. Sau đó chúng tôi về quê.