Phần 12
Trải qua một tuần, Tùng chăm chỉ làm hai việc: Luyện tập Thanh Diệp tâm pháp mà chiếc vòng đã truyền cho nó, và đè Mộng Thi ra chơi! Trải qua một tuần, công lực của nó tăng tiến cũng không ít, dù không tăng tối đa, vì nó còn đụ Mộng Thi nữa mà.
Sáng nay, Tùng đến Hưng Đạo vương phủ. Vừa gặp nó, Hưng Đạo vương đã hỏi:
– Hôm nọ hình như người đánh dưới sức mình?
Tùng cười khổ, không phải nó đánh dưới sức, mà là nó chả còn sức mà đánh. Công lực từ 12 linh vật mà nó hấp thu, đã phải trấn xuống dưới đan điền để từ từ hấp thu – khi nào kinh mạch nó đủ mạnh. Chứ nếu không, nó lạm dụng thì kinh mạch nó vỡ nát vì không chịu nổi mất!
Nhưng ngu gì nó nói ra với Hưng Đạo vương, ông ta biết nó giờ công lực chỉ cao hơn đám gia tướng ông một chút, thì còn xem trọng nó sao?
Nó đành cười khổ, nói:
– Tại hạ luyện một môn võ công mới, tạm thời phải triệt hết công lực để tiếp nhận công phu mới. Nếu không, sẽ xung đột dẫn tới tẩu hỏa.
– Hóa ra là vậy, chứ ta nghĩ công lực trước đây của ngươi thì có thể đánh ngang tay với 4 huynh đệ chúng ta, làm sao có thể bó tay trước một tên gia tướng nhãi nhép của Quang Khải.
Bốn huynh đệ mà Hưng Đạo vương nói, tức là tứ đại cao thủ của Đại Việt hiện giờ, gồm có: Đệ nhất cao thủ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, (2) Trần Quang Khải, (3) Trần Ích Tắc, (4) Trần Nhật Duật. Bốn vị này vừa là đại cao thủ, vừa là trọng thần của triều đình, lại là vương gia – nên thế lực vô cùng to lớn.
Chỉ cần hai trong bốn vị vương gia này làm phản, thì nhất định Đại Việt dù không sụp đổ cũng sẽ lay lắt, suy yếu cực độ.
Ấy thế mà bốn vị vương gia hợp lại, chỉ đánh ngang tay với Tùng trước đây thôi sao? Như thế đủ biết uy lực của 12 thần khí lợi hại tới mức nào.
Tùng nghe ông nói, càng than thở không thôi. Phải chi ngày xưa không ham chịch cô lớp trưởng Loan, mà chăm chú luyện tập thì giờ đã có thể giữa lại 1 – 2 thành công lực của các thần khí, đủ tồn tại ở cái thế giới toàn là cao thủ này rồi…
Giờ, Tùng chỉ còn giữ lại được công lực trước lúc nó tiếp nhận 12 thần khí. Trước đây nó nghĩ đó là cảnh giới bá đạo lắm rồi, không ngờ trở về quá khứ thì chỉ hơn một tên gia tướng của Trần Quang Khải đôi chút.
Đau lòng, thật sự quá đau lòng! Cuộc sống cho Tùng sức mạnh của một siêu cấp cao thủ, rồi lại lấy đi ngay, khiến nó quá tiếc nuối.
Tùng đành mở miệng cười:
– Tại hạ sẽ sớm luyện thành môn võ mới này, lúc đó sẽ khôi phục lại công phu trước đây.
– Haha, nếu Trường Phúc như vậy, khác gì hổ thêm cánh. Công cuộc kháng Nguyên của Đại Việt ta, sẽ có thêm một nhân tài chung sức.
Nghe Hưng Đạo vương nói, Tùng không khỏi cảm động. Tuy thân với mình nhưng ông không dùng nó để đấu đá với Trần Quang Khải, mà dùng để chống quân ngoại xâm.
– Đa tạ lời khen của vương gia. Tại hạ việc riêng cần nhờ. Đó là tại hạ có một nha hoàn, tinh thông văn thư nên muốn đưa vào đoàn đi sứ…
– Haha, Trần Nhật Duật vương đệ khen ngươi đa tình, quả không sai. Được, chuyện nhỏ ấy cứ để ta lo. Ngươi muốn nàng cải trang thành nam, hay là vẫn giữ thân phận nữ nhi?
– Cứ giữ thân phận nữ nhi e có lời ra lời vào, thôi thì để nàng cải trang thành thân binh của tại hạ…
– Được, thân binh của ngươi thì ít ra ngoài, càng khó lộ ra.
Hai người nói thêm một chút về tình hình hung hiểm của chuyến đi sứ lần này, rồi Hưng Đạo Vương nói:
– Giờ ta với ngươi đi lãnh binh lính cho đoàn hộ sứ lần này.
Để bảo vệ lần đi sứ lần này, nhà Trần giao cho Tùng 2000 binh sĩ. Sau khi bàn bạc, triều định quyết định số lượng cụ thể gồm: 500 tư binh của Hưng Đạo Vương, 300 tư binh của Trần Quang Khải, và 1.200 binh sĩ chính quy của triều đình.
Họ đến doanh trại của Thiên Tử Quân, gặp Nguyễn Khoái – chỉ huy của cánh quân này.
Nói về quân đội của triều Trần, có hai loại là Cấm quân ở trung ương và Lộ quân ở địa phương.
Cấm quân gồm Túc Vệ Quân là lực lượng chiến đấu chính, và Thiên Tử Quân là lực lượng chuyên bảo vệ hoàng gia.
Thiên Tử Quân, là những người có võ công rất cao, chuyên bảo vệ Hoàng thất, do tông thất trực tiếp chỉ huy. Trên mặt có xăm chữ “Thiên Tử Quân”, nhìn rất oai phong!
Người chỉ huy của thiên tử quân gọi là Điện Tiền Chỉ Huy Sứ (Vị sứ chỉ huy trước cửa cung điện). Như vậy, có thể thấy rằng đây là chức bảo vệ an ninh cho cả Hoàng Tộc. Bảo vệ hay lật đổ nhà vua, đều ở tay người này!
Năm xưa Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ đều nắm chức này trước khi lấy ngôi vua. Như vậy, có thể thấy rằng võ công và uy tín của Nguyễn Khoái đều rất cao mới làm được chỉ huy Thiên Tử Quân.
Thân binh của Nguyễn Khoái ra, mời Tùng và Hưng Đạo Vương vào trại chủ soái.
– Kính chào Vương gia, chào Trường Phúc phó đại tổng quản.
– Haha, ngươi bất tất đa lễ, hôm nay ta dẫn Trường Phúc đến lãnh binh. Triều đình đã quyết định giao 1.200 thiên Tử Quân cho hắn chỉ huy, bảo vệ Di Ái vương gia bắc tiến.
– Đã nhân! Mời duyệt bình.
Có thể thấy Nguyễn Khoái là người mặt sắc, thấy quyền thế không xu nịnh hay nể nang. Hắn còn khiếm nhã hơn cả Trần Quang Khải. Nhưng có thể nhờ vậy mà hắn mới được tin tưởng giao cho chức bảo vệ Hoàng tộc.
Rất nhanh chóng, 1.200 thiên tử quân được giao cho Tùng. Vốn đội quân này chỉ để bảo vệ hoàng gia, nhưng để tạo hình ảnh trước nhà Nguyên nên triều đình quyết định cử đội quân tinh nhuệ nhất Đại Việt này đi.
Sau đó 500 quân của Hưng Đạo vương và 300 quân của Trần Quang Khải được đưa đến, kèm theo là quân nhu quân lương cho 2000 binh lính. Doanh trại đóng ở bãi bồi sông Hồng, một vùng cỏ lau rậm rạp nhưng bằng phẳng, tiện để luyện quân.
Đội quân có 3 phó tướng: Lê Sơn phụ trách 1.200 quân Thiên tử, Cao Mang nắm 500 quân của Hưng đạo vương, Phạm Nguyên nắm 300 quân của Trần Quang Khải.
Như vậy, có thể thấy triều đình tuy cho Tùng làm chỉ huy đội quân này, nhưng lại cử 3 phó tướng từ 3 lực lượng khác nhau, nhằm kiềm chế và giám sát lẫn nhau, không cho đội quân này làm phản.
Cách dùng binh, phân chia lực lượng cẩn thận và thâm sâu như thế này, chắc chắc do Ích Tắc nghĩ ra. Tùng đã hỏi, và quả thật Hưng Đạo Vương xác nhận điều này.
Vậy là Tùng đã nắm trong tay 2.000 quân trong tay, bề mặt thì họ đều nghe lời Tùng nhưng có trời mới biết 3 cánh quân này có xung đột nhau hay không!
Sau vài tháng chuẩn bị, vào buổi sáng tháng chạp, đoàn sứ bắt đầu khởi hành.
Đích thân vua Nhân Tông và triều đình đến tiễn đoàn sứ. Lễ quan sắp xếp nghi trượng mất hơn một canh giờ. Đoạn, vua Nhân Tông cầm bình rượu:
– Di Ái vương thúc, mong thúc thượng lộ bình an, mang lại vẻ vang cho Đại Việt!
– Đa tạ Quan Gia khích lệ.
Một chén rượu được rót tiếp, Vua lại quay ra người em gái họ của mình:
– Đinh Lan hoàng muội, trọng trách muội rất nặng nề, không biết chúng ta còn có thể gặp nhau tại nước Việt này hay không.
– Muội… muội nguyện hy sinh thân xác mình, vì độc lập của Đại Việt.
– Hay lắm, như vậy mới là con cháu của Trần gia, mới là con dân Đại Việt. Các ngươi nhìn hoàng muội ta mà học hỏi, xem các ngươi đã bằng một nữ nhân hay chưa?
Quần thần im lặng, nhiều người nắm chặt đốc kiếm của mình.
Lại một chén rượu được rót ra.
– Trường Phúc thống lĩnh, ngươi tuy mới phục vụ triều đình, nhưng liên tiếp lập quân công. Trẫm tin tưởng ngươi lần này, mong ngươi đừng phụ lòng của trẫm.
Tùng quỳ xuống, tuốt kiếm ra chỉ lên trời:
– Thần nguyện đem hết sức khuyển mã, bảo vệ an toàn của sứ đoàn, bảo vệ danh dự của Đại Việt ta, dù gan óc lầy đất cũng không hối hận.
– Hay lắm, ta tin tưởng ngươi!
Đoạn, Di Ái vương gia cùng Đinh Lan quận chúa lên xe, đoàn sứ cùng binh lính kéo nhau về phương Bắc.
Trước khi đi, Tùng kéo Hưng Đạo Vương ra chỗ khuất:
– Trong tứ đại vương gia, có một người làm phản.
Trần Hưng Đạo lập tức thất kinh.
Tùng cười khổ, không biết nếu nó nói thêm một chuyện: Tối qua nó lén vào phủ ông, lấy cớ phải đi sứ một thời gian, rồi kéo hai nàng hoàng hậu vào một gian phòng và đụ hai nàng lên bờ xuống ruộng, thì không biết ông có té xỉu không.
Nhưng Hưng Đạo Vương lập tức tỏ ra bình tĩnh, ông vốn là người trầm tính mà.
– Ngươi nói sao?
– Đó là người nào, đành trông chờ ngài tìm ra đáp án. Tại hạ phải lên đường…
Rồi nó quay lưng đi, để lại một vị Hưng Đạo Vương đang thẫn thờ với cái tin sét đánh này.
Trong cái lạnh của gió mùa đông, đoàn người nhắm thẳng Biện Kinh đi tới…
Đoàn người mang theo cống phẩm, mang theo niềm tự hào dân tộc không sợ kẻ mạnh của Đại Việt, mang theo sự hoài nghi của Hưng Đạo Vương…
Vì là đoàn người của Hoàng gia nên việc di chuyển không gặp gì trở ngại, đoàn đi sứ nhanh chóng vượt qua vùng Kinh Bắc, tiến đến vùng Đông Bắc trập trùng đồi núi và thông đỏ. Đoàn sứ đi ban ngày, đến khoảng 5 giờ chiều thì sương núi dày đặc nên phải hạ trại nghỉ ngơi tới sáng mới đi tiếp được.
Một vài tên thân binh đã ngã bệnh do lam sơn chướng khí, nhưng rất nhanh được đại phu theo đoàn chữa trị, nên đoàn cũng chưa có tổn thất về người.
Nhưng có một sự tổn thất khác: Sự đoàn kết.
Đúng như Tùng e ngại: Hai lực lượng binh lính của Trần Hưng Đạo và Trần Thủ Độ trong đoàn sứ bắt đầu mâu thuẫn nhau.
Ban đầu là những điều khá nhỏ nhặt: Tị nạnh nhau chẻ củi, do thám, nấu ăn… Sau đó là đến cãi nhau, xúc phạm nhau nặng nề. Phải đến khi chủ tướng xuất hiện, chúng mới im lặng làm việc.
Buổi tối, Tùng gọi Cao Mang và Phạm Nguyên đến trại chủ tướng:
– Các ngươi không thể để binh lính cãi nhau như vậy được.
– Biết làm sao được, binh lính của ta vốn không phục Hưng Đạo Vương từ lâu – Phạm Nguyên lên tiếng.
– Hỗn láo, Phạm Nguyên ngươi chỉ là một tên gia tướng, phục hay không phục vương gia ta chưa tới lược ngươi bàn? – Cao Mang chỉ tay vào mặt Phạm Nguyên quát.
– Ta nói đó là ý của binh sĩ dưới trướng ta…
Buổi họp kết thúc khi Cao Mang và Phạm Nguyên suýt đánh nhau, mà không tìm ra cách giải quyết nào…
Sáng hôm sau, Tùng nhận thấy binh sĩ uể oải chưa từng có. Binh sĩ của Cao Mang và Phạm Nguyên ghét nhau thì đã đành, có lẽ 1200 thiên tử quân của Lê Sơn cũng bị ảnh hưởng tâm lý nên chả muốn hành quân.
Đến trưa, đoàn dừng lại cơm nước thì có chuyện xảy ra.
Có vài tên lính đánh nhau, rồi sự rối loạn mau chóng lan ra khắp sứ đoàn. Hỗn độn, vô kỷ luật, thậm chí còn có vài tên hăng máu, mạo phạm đến xe chở Đinh Lan quận chúa và Di Ái vương gia.
Tùng đã phải chém chết vài tên lính để thị uy, sự việc mới tạm dừng lại. Các binh sĩ đứng chia thành 3 phe, như thể chuẩn bị giết nhau.
Tìm hiểu, Tùng biết hóa ra sự việc bắt đầu là do Cao Mang và Phạm Nguyên khích bác, so kè nhau ai bắn tên giỏi hơn.
Tùng lăm lăm gươm, quát to:
– Các ngươi đi bảo vệ sứ đoàn, hay là để hãm hại sứ đoàn. Uổng công Quan gia tin tưởng các ngươi!
Binh sĩ nhao nhao lên, một hồi có một tên Thiên tử quân bạo gan hét lớn:
– Trường Phúc ngươi chỉ là thái giám được phong quân hàm thôi, chúng ta không phục ngươi!
Có người khơi mào, lập tức rất nhiều tiếng phụ họa vang lên. Hóa ra đây là nguyên nhân chính của việc rối loạn: Binh sĩ không phục người chỉ huy là Tùng. Tùng bất ngờ, đến Hưng Đạo Vương còn phải thưởng lãm nó, vậy mà bọn lính quèn này…
Cũng đúng thôi, bọn chúng ở tầng lớp dưới, chưa được nghe đến quân công của Tùng nhiều, nghĩ nó là tên lại cái vô dụng, sinh ra bất phục rồi nổi loạn.
– Hay lắm, bộ hạ của Hưng Đạo Vương và Chiêu Minh Vương (Trần Quang Khải) đúng là chưa thấy quan tài chưa đổ lệ.
Nói đoạn, Tùng vươn vai, quát lớn: Người đâu, mang ba bộ cung tên tới đây cho ta.
Rất nhanh chóng, ba bộ cung tên được binh lính mang ra trước mặt tùng. Tùng cầm một cánh cung lên chỉ vào thân cây thông ở xa xa, lệnh cho quân lính lại vẽ một hồng tâm lên đó, rồi hỏi Cao Mang:
– Ngươi đừng xa bao nhiêu bước thì bắn trúng hồng tâm?
– Dễ òm, 60 bước!
Nghe thế, Phạm Nguyên liền cười to:
– Ta cũng có thể đứng cách 60 bước bắn trúng.
Nãy giờ Lê Sơn, chỉ huy 1200 Thiên tử quân vẫn im lặng tọa sơn quan hổ đấu, giờ mới khinh khỉnh nói:
– Hóa ra thuộc hạ của hai vương gia chỉ có thế, ta có thể đứng cách đúng 100 bước bắn trúng!
“Hư cấu”… “nổ vãi”… “Chém gió còn hơn hotboy xăm trổ”… Nhiều tiếng xầm xì vang lên phản ứng.
Tùng cười ha hả: “Được, vậy ta với ngươi thi tài bắn tên”.
“Vụt” một tiếng, mũi tên từ tay Lê Sơn phóng ra, xuyên thẳng vào hồng tâm trên thân cây thông, cách đó đúng 100 bước.
Tiếng hoan hô vang lên ầm ỹ. Phải biết đứng cách 40 bước bắn trúng hồng tâm đã là giỏi, Cao Mang và Phạm Nguyên nếu đúng là đứng cách 60 bước thì đúng là đã rất giỏi. Còn Lê Sơn đứng cách 100 bước mà bắn trúng thì có thể gọi là xuất chúng!
Lê Sơn nhìn Tùng cười khinh khỉnh, hắn tuy không có thù oán với Tùng hay với cánh quân khác, nhưng hắn cũng không nể Tùng lắm, vì hắn cũng nghĩ Tùng chỉ là tên Thái giám được sủng ái nên mới được cấp quân hàm.
Tùng cũng cười lại, nó đứng ở vị trí của Lê Sơn, rồi lùi đúng mười một bước.
– Ta đứng cách 111 bước, ngươi không ý kiến gì chứ?
– Ngươi cứ tùy tiện, chỉ sợ ngươi bắn hụt thì mất mặt lắm.
Tùng không nói, nó tra tên vào cung, kéo căng, nín thở, rồi thả tay!
Mũi tên xé gió lao về phía cây thông, mang theo kình lực kinh người của Tùng, mang theo niềm hồi hộp của rất nhiều binh lính. Ngay cả Di Ái vương gia và Đinh Lan công chúa cũng rời xe để ra xem màn thư hùng này.
“Phập”
Mũi tên của Tùng đã chẻ đôi mũi tên của Lê Sơn đang cắm ở hồng tâm…
Tùng cười: “Xem ra ngươi chưa bắn trúng mũi tên nào rồi Lê Sơn”
Binh lính thấy bản lĩnh của Tùng kinh người như thế, vỗ tay ầm trời. Từ đó đến khi đi tới biên giới, không còn xảy ra vụ cãi nhau nào nữa, tất cả đều nghe lệnh Tùng răm rắp.
Về sau, nhiều binh sĩ có mặt hôm đó thuật lại câu chuyện so tài giữa “Văn Tùng” và Lê Sơn cho con cháu nghe, đều không khỏi khâm phục hắn. Người đời sau gọi đó là cuộc so tài “Bách bộ xuyên thông”
(Bách bộ xuyên thông: Đứng cách trăm bước bắn xuyên cây thông)
… Bạn đang đọc truyện Chiếc vòng thần kỳ tại nguồn: https://tuoinung.org/2024/04/truyen-sex-chiec-vong-than-ky.html
Vượt qua đồi núi trùng điệp của vùng đông bắc, đoàn sứ bộ đã đến được biên giới Đại Việt – Đại Nguyên. Mùa này không khí lạnh từ phương bắc tràn về liên tục, gặp địa hình đồi núi chắn gió gây mưa, nên sứ bộ rất vất vả mới vượt qua được những con đường sình lầy. Tới hoàng hôn, sứ đoàn cũng tới được Ải Nam Quan, chỉ cần đi qua là vào địa phận nhà Nguyên. Tùng ngồi trên ngựa, ngẩng mặt nhìn ải Nam Quan.
Ải Nam Quan, cuối cùng cũng tới được Ải Nam Quan!
Đây là nơi biết bao đoàn quân xâm lược từ phương bắc đi qua để xâm lược nước Việt, để rồi phải chạy thụt mạng trở về. Là nơi Liễu Thăng bị nghĩa quân Lê Lợi chém cụt đầu!
Bỗng từ trên lầu cao của ải, xuất hiện hàng loạt cung thủ, tên lắp cung giương hết sức nghiêm trọng:
– Kẻ dưới thành là ai, mau xưng danh!
Di Ái vương gia hớt hải, lật đật giơ hai tay lên như đầu hàng, run run nói:
– Đây là Sứ đoàn của Đại Việt, đi triều cống thiên triều. Ở đây có quốc thư, xin xem xét.
– Bây giờ đã trễ. Các ngươi mau lui xa 2 dặm trú qua đêm, không được cắm trại gần quan ải. Sáng mai hẵng xuất trình giấy tờ để qua cửa ải.
Di Ái vương gia lủi thủi, định quay đầu ngựa đi ngược lại hai dặm, thì Tùng giơ tay nắm lấy cương ngựa của ông:
– Xin vương gia minh xét, giờ đã tối mịt, đường đi lại sình lầy, nếu quay lại sẽ rất khổ sở.
– Chứ người định làm gì, cướp ải à!
Di Ái vương gia bực tức quát Tùng. Trên danh nghĩa, ông là người đứng đầu sứ đoàn này, hơn nữa là chú ruột của vua, thân phận vô cùng cao quý. Vậy mà bị trên Hộ vệ trưởng giật cương ngựa, vô cùng mất mặt!
– Vương gia minh xét, xin phép cho tại hạ đối đáp vào lời với quan giữ ải.
– Được! – Di Ái vương vẫy tay.
Tùng thúc ngựa ra giữa cửa ải, hai tay chắp lại, nói to:
– Xin hỏi người trên thành tên họ là chi?
– Ta là Triệu Văn Điển, quan thủ ải. Ngươi có việc gì không? Nếu không mau lui xa hai dặm đợi sáng mai hẵng xuất trình giấy tờ.
– Tại hạ là Vân Tùng, Hộ vệ trưởng của sứ đoàn. Chẳng hay ngài có phải là cử nhân Triệu Văn Điển, quê ở Hà Bắc hay không?
– Sao ngươi biết?
– Tùng này ở Đại Việt nhưng nghe danh tài làm thơ của ngài đã lâu. Nay có dịp gặp mặt, thật là hân hạnh.
– Ngươi là quan võ cũng quan tâm văn chương hay sao? – Văn Điển vuốt râu hỏi. Nghe nói ở phương nam có người biết đến mình, y vô cùng cao hứng.
– Cũng như ngài, con nhà văn nhưng theo nghiệp võ ạ!
– Hảo a, hảo a! Sáng mai ngươi nhập quan, có dịp thì ta với ngươi làm vài chung rượu, nói chuyện văn chương. Còn bây giờ mau lui xa hai dặm, quân pháp vô tình, chớ trách ta nguyên tắc!
Tùng không nôn nóng, từ tốn đáp lại:
– Triệu đại nhân, ngài là xuất thân văn nhân, lẽ nào không thương xót nhân sinh. Chúng tôi vất vả lắm mới vượt được hai dặm sình lầy trước ải, giờ ngài bắt chúng tôi quay lại, thật là bất nhẫn!
– Haha, ngươi khích tướng à. Được vậy ta ra câu đối, nếu ngươi đối lại được, xem như đó là duyên, ta sẽ cho sứ bộ qua ải ngay!
Nghe tới việc đối được sẽ được cho qua ải, và tự tin mình cũng tinh thông văn học, Di Ái vương gia hấp tấp la lên:
– Hay quá, xin ngài mau mau ra vế đối.
Trần Văn Điển nheo mắt nhìn tên nào cướp lời mình. Hóa ra là tên lúc nãy bị mình đuổi phải chạy cụp đuôi. Y khinh khỉnh liếc Di Ái, rồi thong thả đọc:
– Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan (Qua cửa quan vào lúc trễ, cửa quan đóng, xin mời khách đi qua cửa quan)
Nghe xong, Di Ái vương gia lắc đầu. Tên Văn Điển này thật là thâm, nói là bây giờ trễ, Ải Nam Quan đã đóng, xin mời khách… đi qua. Thật là trêu người, cửa đóng làm sao mà qua!
Tùng nghe xong, cười vang, lập tức đối lại:
– Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối (Ra vế đối thì dễ, đối lại mới khó, mời tiên sinh đối trước).
Tùng chả vừa, ý chê khéo Văn Điển chọn việc dễ mà làm.
Nghe xong Văn Điển cũng cười ha hả. Rồi, cổng Nam Quan từ từ hạ xuống…
Sứ đoàn và binh lính hò reo, nhờ Tùng mà bọn họ được vào thành ngủ, không phải lội sình lầy và ngủ ngoài trời. Đêm đó đoàn sứ bộ được tiếp đãi linh đình, quan giữ ải Triệu Văn Điển còn mời Tùng và Di Ái vương vào phòng riêng uống rượu tới quá khuya.
Đến sáng, đoàn sứ lại tiếp tục lên đường. Tùng đưa sổ đi đường cho tên thư lại người Hán đóng dấu, để có thể đi lại ở phương bắc mà không bị quan quân nhà Nguyên cản trở. Hắn xem xét, đóng dấu thông quan, rồi phê:
– Sứ đoàn Nam man (đám người man rợ phía nam) thông quan hợp lệ.
Tùng cầm quyển sổ thông hành lên, tức điên! Nó muốn rút gươm ra chém tên thư lại này, nhưng kiềm được. Nó cười khinh khỉnh:
– Đám người trung nguyên luôn tự cho mình là nhất, gọi xung quanh là man di. Nhưng giờ người “trung nguyên” các ngươi làm tôi mọi cho Mông Cổ rồi, haha.
Nhìn sắc mặt tên thư lại vừa tức vừa thẹn, Tùng nói thêm:
– Ngươi gọi chúng ta là “đám người man rợ phía nam”, đừng quên chữ “man” là chữ “cung” và chữ “giáo mác” ghép thành. Chúng ta sẽ chiến đấu tới cùng chứ quyết không sống nhục làm tôi tớ cho người khác!
Sứ đoàn nghe thế, hò reo vang trời. Tên thư lại thẹn quá bỏ vào công đường…
Thế là đã qua được ải Nam Quan, tiến vào địa phận Nguyên Mông! Vừa đi, Tùng vừa cảm ơn tin tức tình báo mà sư huynh Lý Văn đã cung cấp cho nó trước khi lên đường. Ví dụ như: Quan giữ ải Nam Quan tên Văn Điển, vốn là văn nhân, thi đến cử nhân nhưng sau đầu hàng nhà Nguyên, được phong làm tướng giữ ải.
…
Còn tiếp…