Phần 40: Chia ly
Tôi có một thằng bạn thân. Ấy chính là thằng Thuế.
Thuế là con của Bí thư Thị xã Y ở tỉnh tôi (bố nó nguyên là Trưởng CA huyện, rồi Chánh văn phòng CA tỉnh, rồi Phó chủ tịch huyện X, rồi luân chuyển làm Bí thư Thị xã Y). Với gia thế như vậy nên Thuế là một thằng công tử được sinh ra và lớn lên trong nhung lụa. Thuế cũng chưa lập gia đình giống tôi. Như tôi đã kể, Thuế có cuộc sống đã được ông già nó lập trình sẵn ngay từ khi sinh ra: Nó học cái gì, học trường nào, vào Sở ban ngành nào công tác, đi xe gì, yêu đứa nào cũng do bố mẹ nó sắp đặt. Nó kể với tôi rằng, ông già nó là một người gia trưởng nhất trong những người gia trưởng, ở cơ quan thì dùng uy quyền, sự độc đoán để đe nẹt cấp dưới, về nhà thì dùng bạo lực tinh thần (đôi khi cả thể xác) để khuất phục vợ con. Mỗi khi nó phạm sai lầm, ông già nó có thể ngồi vài tiếng để mắng, để chửi, để nhiếc móc và nhiều ngày sau đó ông ấy vẫn tiếp tục nhắc đi nhắc lại về cái sai lầm mà nó đã phạm phải. Ban đầu, nó cho rằng đó là ảnh hưởng tính cách của đặc thù ngành công an, nhưng sau này, nó thấy rằng không phải như vậy, mà hoàn toàn là do sự độc đoán của ông già nó, ông ấy đang cố gắng kiểm soát nó, bắt nó phải lớn lên, phải sống, phải suy nghĩ, phải đi theo con đường và những gì ông già nó đã vạch ra.
Chính vì vậy, sâu thẳm bên trong Thuế là mong ước được nổi loạn, được làm theo ý mình, được thoát khỏi sự kìm kẹp của gia đình, được tự do bay nhảy để thỏa chí nam nhi giữa bầu trời bao la.
Thuế thích học ngành kỹ thuật giống tôi, mà cụ thể là về kiến trúc, từ nhỏ nó rất đam mê với việc vẽ vời. Nó có mơ ước sau này trở thành một nhà thiết kế nổi tiếng, được thiết kế những căn biệt thự triệu đô, những căn nhà mang phong cách phương Tây đậm nét cổ điển. Một ước mơ tôi nghĩ là bình thường đối với thế hệ thanh niên chúng tôi những ngày ấy, bởi lẽ thời của chúng tôi, điểm thi đầu vào đại học của khối ngành kỹ thuật đã dần mất ưu thế so với khối ngành kinh tế mà đặc biệt là ngành tài chính ngân hàng đang ngày càng lên ngôi.
Các cụ ngày xưa hay có câu nói: “Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, qua loa sư phạm” thì nay câu nói ấy đã trở thành dĩ vãng. Các ông bố bà mẹ luôn cố gắng định hướng con cái mình học các trường kinh tế, ngoại thương, tài chính, ngân hàng với hình tượng các nam thanh, nữ tú trong bộ vest lịch sự đến công sở hơn là cố gắng hướng chúng nó vào mấy trường mà sau này nghĩ đến nghề nghiệp đã thấy vất vả, dầu mỡ, không sang trọng như Bách khoa, xây dựng, kiến trúc… Chính vì thế nên điểm đầu vào các trường khối kỹ thuật những năm ấy thấp thảm hại, đặc biệt hơn nữa là khối các trường quân đội thời ấy còn lấy điểm đầu vào rất thấp vì chẳng có mấy ai mặn mà, gần như thi là cầm chắc đậu chứ không khó khăn như hiện nay.
Thằng Thuế cũng nộp 1 bộ hồ sơ thi Kiến trúc, tôi trêu nó:
– Mày thi trường này, vừa làm bài vừa ngủ gật cũng đỗ.
Tôi nói thế bởi lẽ những năm ấy, tôi nhớ Kiến trúc lấy điểm đầu vào đâu đó cũng không cao.
Thuế cười.
– Nộp cho thỏa niềm đam mê thôi. Chứ ông già bắt thi Học viện Tài chính. May là tao bị cận chứ không ông già bắt vào Công an. Thế còn mày, thi trường nào?
– Bách khoa, dĩ nhiên rồi – Tôi trả lời chắc nịch.
– Ông bà già mày không định hướng thi trường nào à? – Thuế hỏi lại tôi.
– Thi trường nào cũng được, ngoại trừ Quân đội, ông già tao bảo thế – Tôi nói.
– Uhm, mày sướng hơn tao, được tự do lựa chọn, còn tao thì không có sự lựa chọn – Thuế than thở.
Rốt cục nó vẫn phải chấp nhận là một con rối đi theo con đường mà ông già nó đã vẽ ra.
Thuế là hiện thân của nhân vật Farhan trong phim 3 Chàng ngốc mà tôi đã từng xem, một người có ước mơ trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh động vật hoang dã, nhưng vì ước muốn của ông bố nên phải từ bỏ ước mơ để thi vào Học viên cơ khí.
Nhưng Farhan vẫn hạnh phúc hơn thằng Thuế vì kết phim, bố Farhan đã hiểu ra và đồng ý cho con trai theo đuổi ước mơ của mình.
Liệu rằng, bao nhiêu người có thể dũng cảm nói với bố mình câu nói này:
– Cuộc sống của 1 kỹ sư sẽ chỉ mang lại cho con sự thất vọng, lúc đó con sẽ nguyền rủa bố. Con thà nguyền rủa mình còn hơn.
– Bố, điều gì sẽ xảy ra nếu con trở thành 1 nhiếp ảnh gia? Con sẽ kiếm ít tiền hơn, mua 1 cái xe nhỏ hơn và có 1 ngôi nhà nhỏ hơn. Nhưng con sẽ hạnh phúc. Con sẽ rất hạnh phúc.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Thuế muốn ở lại Hà Nội công tác, nhưng ông già nó không đồng ý. Chỉ nhận bằng tốt nghiệp ngày hôm trước là hôm sau nó phải sắp xếp đồ đạc về tỉnh để chuẩn bị nhận công tác tại Cục Thuế tỉnh, nơi mà ông già nó đã sắp xếp cho nó một vị trí từ trước.
Cuộc sống của Thuế trong căn biệt thự rộng hơn 300m2 giữa trung tâm thành phố, liệu có sung sướng như những gì hàng xóm tưởng tượng?
Ông bà nội nó ở cùng nhà, nhưng ăn riêng, bố mẹ nó ăn riêng, và đến bản thân nó cũng chán ghét những bữa cơm gia đình.
Tôi tự hỏi: Một con chim, khi bị cầm tù quá lâu, đến khi được sổ lồng, tự do bay nhảy… liệu con chim ấy có tồn tại được ở thế giới bên ngoài hay không?
… Bạn đang đọc truyện Chuyện tình với đồng nghiệp tại nguồn: https://tuoinung.cc/2023/12/truyen-sex-chuyen-tinh-voi-dong-nghiep.html
Đã 1 tháng kể từ ngày Vy ra đi.
Giữa lúc tâm trạng của tôi đang rối bời, điếu thuốc tôi vừa châm hãy còn đang cháy dở thì có tiếng chuông điện thoại reo, một tiếng chuông điện thoại vang lên gấp gáp đến lạ thường. Tôi định không nghe máy, nhưng nghĩ thế nào lại vứt điếu thuốc qua ô cửa sổ rồi tiến về bàn làm việc và nhìn vào màn hình điện thoại.
Là số điện thoại của Thanh tra.
Đã lâu lắm rồi Thanh tra không chủ động gọi cho tôi, hẳn là có chuyện gì đó.
Tôi nhấc máy. Một giọng nói đầy sự hoảng loạn của Thanh tra vang lên.
– Anh ơi… thằng Thuế… thằng Thuế…
– Thằng Thuế làm sao? – Tôi hỏi.
– Thằng Thuế… nó mất rồi anh ạ.
Tôi nghe tin ấy thì như sét đánh ngang tai khiến đầu óc tôi quay cuồng, tim tôi như thắt lại và đôi chân không còn đứng vững, phải mấy chục giây sau tôi mới bình tĩnh trở lại để trả lời điện thoại.
– Sao lại như thế được, nó mất khi nào, như thế nào?
Thanh tra trả lời tôi bằng một giọng buồn rầu, kèm theo những tiếng khóc nấc lên.
– Mất đêm qua anh ạ, ở căn chung cư của nhà nó ở Hà Nội, người nhà và hàng xóm thì bảo là nó bị cảm, nhưng… nhưng… hình như em nghe nói… nó tự tử anh ạ.
Tôi nghe đến đây, càng bàng hoàng hơn nữa, làm sao thằng Thuế tự tử được, cách đây mấy tháng tôi còn gặp nó, trông nó chẳng có dấu hiệu gì của một thằng đang chán đời, mà hơn nữa một thằng như nó thì tự tử vì điều gì mới được. Tôi trấn tĩnh lại và hỏi Thanh tra:
– Có chắc chắn không, tại sao em biết?
– Em nghe thông tin qua một người bên nhà nó nói lại với em và bắt em giữ kín thông tin. Hàng xóm thì mọi người cũng mới vừa biết tin nó mất thôi, anh xem sắp xếp công việc bố trí về luôn anh nhé.
– Ừ, anh sẽ về ngay.
Tôi nói rồi cúp máy. Kể từ ngày xảy ra chuyện giữa tôi, Thanh tra và Vy, tôi và Thanh tra dường như tránh mặt nhau, có lẽ phải rất lâu rồi thì chúng tôi mới có thể nói chuyện lại với nhau lâu đến thế. Nhưng vào lúc này điều khiến chúng tôi quan tâm nhất là cái chết của thằng Thuế, tại sao nó lại chết, và nếu đúng như Thanh tra nói thì nó tự tử vì điều gì là câu hỏi lúc này tôi đang thắc mắc nhất.
Một lúc sau thì tôi nhận được điện thoại của mẹ tôi, bà thông báo với tôi về tin thằng Thuế mất.
Tôi vội vàng sắp xếp công việc rồi xin Lãnh đạo nghỉ, nhưng vì còn dở việc phải bàn giao nên mãi chiều muộn hôm ấy tôi mới về được đến nhà.
Khi tôi về đến nơi thì trước cửa nhà thằng Thuế người ta đã dựng rạp đám ma, kê bàn ghế và hương án xong cả rồi. Tôi đứng lặng người trước ban điện thờ, trên ban thờ là di ảnh, phía sau là cỗ quan tài của thằng bạn tôi. Tiếng khóc thút thít, tiếng rì rầm đọc kinh, mùi nhang khói nghi ngút tỏa ra khiến không khí trở nên tang thương vô cùng. Mọi thứ xảy ra quá đột ngột.
Mẹ tôi nhìn thấy tôi về thì tiến lại gần, thì thầm vào tai tôi:
– Việt về rồi đấy à con, về nhà tắm trước đi rồi sang, nhớ trước khi vào nhà thì hơ qua đống lửa mẹ đốt trước cửa nhé.
– Tại sao thằng Thuế lại tự tử vậy mẹ?
Mẹ tôi kéo tôi lại một góc và nói nhỏ:
– Mẹ thấy bảo nó treo cổ trong nhà, không ai biết, nó bảo ra Hà Nội có việc, rồi người nhà không liên lạc được với nó, rồi chia nhau đi tìm, khi về cái căn chung cư ở Hà Nội của nhà nó tìm thì thấy chết ở đấy rồi, chẳng để lại thư từ hay thông tin gì cả, cũng chẳng tâm sự với ai. Công an đang điều tra, khám nghiệm rồi mới trả về đấy. Mẹ nghe đồn dạo này cơ quan nó nhiều vấn đề nhạy cảm, có khi nào là chúng nó giết người để bịt thông tin không nhỉ? Chứ người như nó, chẳng có lý do gì mà tự tử.
– Mẹ khéo nghĩ, thôi để con tìm hiểu thêm – Tôi gắt nhẹ với bà già.
Thực ra chính trong lòng tôi cũng đang thắc mắc, Thuế là một thằng con nhà có điều kiện, có một công việc ổn định, có bề ngoài hào nhoáng, biết cách ăn chơi, hoạt ngôn trong giao tiếp, được nhiều người săn đón, vậy có lý do gì mà nó phải tự tử. Đồng ý là nó phải sống trong sự kìm kẹp của gia đình và sự khắc nghiệt của một ông bố gia trưởng, tuy nhiên, chẳng lẽ vì vậy mà tự tử thì không đúng. Ở xã hội Việt Nam này, thiếu gì gia đình có những ông bố khắc nghiệt như thế, vậy chẳng lẽ chúng nó cũng tự tử hết hay sao. Phải chăng như mẹ tôi đoán, đây là giết người diệt khẩu. Cũng không ngoại trừ, đấu đá trong phe cánh chính trị, việc diệt khẩu đôi khi cũng là những mảng tối của chốn quan trường. Nhưng tôi thì không nghĩ ở một vị trí như nó, làm gì đến mức mà người ta phải ra tay. Hay là có uẩn khúc gì khác.
Tôi nhìn thấy Thanh tra.
Rất lâu rồi tôi mới nhìn thấy em.
Em trong một bộ trang phục gọn gàng với chiếc quần âu và áo sơ mi đen đang cùng mấy người hàng xóm ngồi rửa ấm chén, bát đĩa ở phía xa. Nhìn thấy em, lòng tôi tự nhiên nặng trĩu.
Và tôi quyết định tiến lại gần phía em.
Nhận ra tôi, Thanh tra có vẻ mừng rỡ, em luống cuống cởi chiếc găng tay cao su dính đầy bọt xà phòng rồi vội vàng đứng lên chạy về phía tôi.
– Anh mới về đấy ạ.
– Ừ – Tôi trả lời.
– Anh vẫn còn giận em đấy à – Thanh tra rụt rè hỏi tôi.
– Không… chuyện cũ rồi, thôi bỏ qua đi. Ra đây anh hỏi.
Thanh tra chưa kịp trả lời thì bị tôi kéo tay lôi về một góc khuất.
– Mọi chuyện là như thế nào, em kể cho anh nghe đi.
Thanh tra nhìn tôi bằng một đôi mắt ướt lệ và nói:
– Em nghe người nhà Thuế nói rằng nửa năm gần đây, Thuế và tay Cục phó có nhiều khúc mắc trong công việc, Thuế nó nhiều lần muốn xin chuyển công tác sang phòng khác hoặc chuyển về huyện nhưng chưa được phê duyệt.
– Cục Phó, là cái tay XXX mà thằng Thuế hay kể với mình là nâng đỡ nó đấy à – Tôi hỏi.
– Đúng rồi, trước thì nó và ông này thân nhau lắm, cùng dây với nhau đấy, nó hay kể với mình là còn thân hơn anh em ruột còn gì. Nhưng em thấy kể là dạo gần đây ông này gây áp lực cho nó lắm, cụ thể thì em không biết là vì nguyên nhân gì. Người nhà nó thì bảo là phải cho công an điều tra các thứ để làm rõ nguyên nhân, vì không ai tin một thằng như nó lại lựa chọn một con đường cùng như vậy, nó lại chưa có vợ con gì nữa. Nhưng… – Thanh tra chợt đăm chiêu suy nghĩ.
– Nhưng sao?
– Nhưng em cũng nghe nói, em chỉ nghe nói thôi chứ chưa xác thực, vì em cũng có một số mối quan hệ làm bên cơ quan Thuế thì thấy bảo Thuế nó cũng chơi chứng khoán ghê lắm, nghe nói tài khoản margin của nó toàn trên chục tỷ. Với cả, người ta còn bảo nó đánh bóng hay cờ bạc gì trên mạng, cũng dạng tay to. Nhưng thực tế chưa bao giờ em thấy nó kể gì về mấy món đó với em cả, chứng khoán thì em cũng chơi mà, nhưng nó có bao giờ nói chuyện về chứng khoán với em đâu, đến người nhà nó cũng không biết về việc này. Em thì em không dám suy đoán, nhưng… nhưng anh nghĩ xem, thế kỷ 21 này, đâu phải muốn giết người là dễ đâu anh, mà kể cả nếu có gan giết người thật, thì đâu cần phải dàn dựng thành việc tự tử, bỏ mấy trăm triệu thuê mấy thằng ở Hải Phòng thì chẳng phải nhanh gọn lẹ hay sao mà phải mất công dàn dựng. Mà thằng Thuế ở cơ quan kể cả nó có nắm giữ những bí mật của đường dây làm ăn với lãnh đạo nó đi chăng nữa, nhưng suy cho cùng thì nó cũng chưa phải là thằng giữ chức vụ gì, kể cả có khởi tố thì trách nhiệm của nó cũng ở mức độ nhất định. Em không cho rằng lãnh đạo nó vì chuyện làm ăn này kia mà phải hành động như thế. Em thì cho rằng…
– Em cho rằng, Thuế nó tự tử vì nợ nần – Tôi hỏi.
– Em thì nghĩ vậy. Có thể nó chơi bời nhưng nó biết giữ kín thông tin, người nhà nó không biết. Nên sự việc xảy ra như thế này, họ bị bất ngờ. Với lúc nãy em có nghe nói là bố thằng Thuế bảo không cần công an vào điều tra nữa, người mất thì cũng mất rồi. Em lại càng chắc chắn về khả năng Thuế nó tự tử thật, bố nó chắc là biết nguyên nhân đấy, nên ông ấy mới bảo không cần điều tra nữa. Chứ nếu nó chết không rõ nguyên nhân thì với cương vị như bố nó, bố nó không để yên đâu. Nhưng dù sao thì em vẫn thương nó, nó còn chưa kịp lấy vợ, có con, cũng chẳng tâm sự với ai, em hỏi mấy đứa bạn nó chơi thân, còn thân với nó hơn cả em với anh nữa, thì bọn nó cũng bất ngờ, chứng tỏ thằng Thuế giữ thông tin rất kín.
– Nghe em nói thì anh cũng hiểu được phần nào câu chuyện. Nếu quả nó lựa chọn tự tử thật, thì thôi, âu cũng là cái số của nó, và vì nó cũng không tâm sự với anh, hay với em, nên chúng ta không chia sẻ và giúp đỡ cho nó được. Ngày hôm nay xảy ra sự việc như thế này, mình chỉ còn biết hỗ trợ gia đình lo cho nó chu toàn công việc hậu sự. Thôi, anh với em cùng vào xem có việc gì làm thì hộ giúp cho nhà nó nhé.
– Vâng – Thanh tra gật đầu và bẽn lẽn chạy theo sau tôi.
… Bạn đang đọc truyện Chuyện tình với đồng nghiệp tại nguồn: https://tuoinung.cc/2023/12/truyen-sex-chuyen-tinh-voi-dong-nghiep.html
Sáng hôm sau thì gia đình Thuế phát tang.
Sáng ngày kia người ta đưa nó đi hoả táng và đưa về quê làm lễ chôn cất.
Tôi gần như thường trực bên nhà thằng Thuế suốt mấy ngày cho đến khi tự tay tôi bốc những nắm cát ném xuống huyệt mộ để đưa tiễn thằng bạn thân về nơi an nghỉ cuối cùng.
Vậy là kết thúc một kiếp người.
Nguyên nhân Thuế tự tử, tôi vẫn không được biết chính xác, một phần do bố mẹ nó giấu rất kín thông tin, một phần tôi cũng không tò mò tránh động chạm vào nỗi đau mất con của gia đình. Nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn nghĩ rằng suy đoán của Thanh tra là có cơ sở.
Mãi một thời gian sau, sự thật về việc Thuế có chơi bời, nợ nần lên đến gần chục tỷ là có thật. Với trên dưới chục tỷ, tôi nghĩ ông già nó có thể cứu được nó, nhưng có vẻ ông già nó đã không làm như vậy, hoặc có thể ông ấy cũng cứu nhiều lần rồi, nhưng Thuế lại vẫn tiếp tục chăng?
Bí mật trong một gia đình sống biệt lập hàng xóm giữa ngôi biệt thự sang trọng, có lẽ chỉ có họ mới biết.
Nhưng tôi chỉ biết chắc một điều, việc nó chơi bời dẫn đến nợ nần, nếu có, thì với áp lực, sự chỉ trích và những lời mắng nhiếc đến thậm tệ của ông già Thuế, cũng có thể là một phần quan trọng thôi thúc nó suy nghĩ đến bước đường dại dột ấy.
Giờ đây, biệt thự, đất đai, chức vị, xe sang để mà làm gì khi thằng con trai duy nhất đã không còn nữa.
Liệu rằng ông già nó có tỉnh ngộ hơn chăng?
Sự việc của Thuế, vô tình lại trở thành một sợi dây gắn kết tình cảm vốn đang rạn nứt giữa tôi và Thanh tra.
Tôi và em đã nói chuyện với nhau trở lại, tất nhiên chủ đề chính trong câu chuyện giữa tôi và em vẫn về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Thuế. Thanh tra tuyệt nhiên không nhắc đến chuyện cũ, hay nhắc đến Vy, có lẽ em sợ nhắc lại chuyện cũ khiến tôi lại buồn và không nói chuyện với em nữa.
Chiều hôm ấy, trước ngày tôi chuẩn bị trở lại Hà Nội, tôi rủ Thanh tra đi cafe, rồi cùng nhau rảo bước bên bờ hồ. Hai chúng tôi trước đây đã từng có những phút giây hạnh phúc bên nhau, chia sẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống, nhưng giờ đây, thật khó để có thể mở lời.
Bất chợt Thanh tra nắm lấy tay tôi và nói:
– Anh, liệu chúng ta có thể trở lại được như ngày xưa không? – Thanh tra nói với tôi trong khi đôi mắt vẫn hướng về phía chân trời xa xăm.
Với tôi thì lúc này thật lòng tôi chỉ coi Thanh tra là một người bạn. Sau những biến cố ấy, tôi không thể dối lòng mình thêm được nữa, thực sự tôi có tình cảm với Thanh tra, nhưng nó không phải là tình yêu, hay đúng hơn là tôi chỉ lợi dụng tình cảm của Thanh tra để thỏa mãn những nhu cầu xác thịt của bản thân tôi. Nhưng làm sao tôi có thể nói với em việc đó, tôi hèn nhát mà đánh tráo khái niệm với em rằng thời gian qua tôi và em là thứ tình cảm bột phát, thứ tình cảm trên tình bạn, dưới tình yêu, không rõ ràng mà khiến tôi và em cùng ngộ nhận.
Tôi suy nghĩ một lúc rồi nói:
– Nếu anh cưới em, chúng ta sẽ là một cặp thật đẹp trong mắt mọi người. Nhưng Vy sẽ nghĩ sao về anh, và cả em nữa, anh yêu em trong khi anh yêu cả Vy, vậy sau này nếu mình đến với nhau, liệu em có đặt trọn niềm tin ở anh rằng anh không thể yêu một cô gái khác trong khi em là vợ của anh không?
– Anh vẫn đợi Vy quay lại phải không?
– Không, anh nghĩ Vy sẽ không tha thứ cho anh. Nhưng chúng ta cũng không thể tiếp tục như trước được nữa. Anh xin lỗi vì khi xảy ra chuyện, anh lại dồn hết mọi bức xúc của anh sang cho em, em không có lỗi gì trong chuyện này cả. Tất cả là do anh, chính anh là người không xứng đáng để có được tình yêu của em, hay của Vy. Giờ đây, nếu anh càng tiếp tục đến với em, thì sẽ chỉ càng làm mất thêm thời gian tuổi thanh xuân của em một cách vô nghĩa mà thôi. Rồi đây, sẽ có một người khác tốt hơn anh, thay anh chăm sóc cho em, em sẽ đến với người ta, sẽ có một tình yêu đẹp hơn, một đám cưới viên mãn hơn.
Thanh tra lắng nghe, em không nói nhưng tôi bất chợt nhìn thấy những giọt nước mắt em tuôn rơi bay theo làn gió. Em vội quay mặt đi tránh để tôi nhìn thấy điều đó rồi dùng tay lau nhanh những giọt nước mắt.
– Nếu em cưới người khác, anh có đến dự đám cưới của em không?
Tôi im lặng, không biết phải trả lời như thế nào.
Liệu rằng em có hiểu cho nỗi lòng của tôi không?