Phần 107
Chiều hôm sau, tôi và thằng Thắng lại bị triệu tập xuống phòng giám thị của trường. Lần này người ngồi đối diện là cô Như giám thị nên tôi cũng thấy bớt căng thẳng hơn.
– Vụ việc đánh nhau trong trường học vi phạm nghiêm trọng vào nội quy nhà trường, nhưng cả 2 em đều là lần đầu vi phạm nên sẽ bị cảnh cáo thôi.
– Dạ!
– Dạ!
– Tuy nhiên em Thắng là người đánh bạn nên nếu tái phạm sẽ bị kỉ luật hạ hạnh kiểm. Giờ 2 em làm một bản kiểm điểm cho cô, tí quay lại cô sẽ lấy sau.
Nói rồi cô Như bước ra ngoài bỏ lại 2 thằng tôi trong phòng…
– Trường này tính ra vầy là nhẹ nhỉ, ha ha!
-…
Chả quan tâm đến nó, tôi chỉ cắm cúi viết thôi, chậc, phải chi được nện nó một chập mà không bị gì nhỉ.
– Hay tao làm mày khỏi thi luôn Nguyên?
-… – Đến lúc này tôi quay qua nhìn nó, thật chẳng rảnh để ngồi đôi co với thằng này – Mày sẽ không dám.
– Mày tự tin quá…
– Thôi thôi, đã bị lên đây rồi mà còn cãi nhau gì đó – Chắc cô Như méo an tâm nên quay lại đây mà.
Cuối cùng thì cô giám thị phải ngồi xuống đối diện với bọn tôi luôn. Chắc sợ 2 đứa lại đánh nhau trong phòng giám thị đây mà. Chẹp.
Hơn 2 tiếng sau.
– Rồi chỉ làm bản kiểm điểm thôi à? – Thằng Cẩn đẩy xe song song với tôi trên đường ra cổng, dạo này phải làm “người hoàn hảo” nên nó quay về với chiếc xe đạp… Để chở bé Hạnh của nó. Chậc, tình yêu có thể thay đổi mọi thứ là vậy.
– Ờ.
– Ừ, cũng nhẹ rồi.
– Hờ, mém tí khỏi thi đó con. Nhẹ cái đầu mày.
– Mà thật ra cái đứa đánh đâu phải là mày, mày là nạn nhân mà? Ủa mà tao nghe ra tới Hội đồng trường luôn hả?
– Sao mày biết?
– Trâm nói. Khi nãy ra chơi mày bị kêu lên là con Trâm nó oang oang liền.
– Lạy, nhiều chuyện phải biết luôn. Mà nhỏ Hạnh chờ mày kìa – Tôi hất mặt về phía nhỏ Hạnh đang ôm cặp đứng trước cổng trường. Gặp tôi nó cười cười kiểu ái ngại ấy các bác. Đù, chẳng lẽ trong mắt nó giờ tôi thành dân du côn chính hiệu rồi?
– Thôi tao chở Hạnh về đây, mày về cẩn thận.
– Ờ.
– Muốn tui méc mẹ ông vụ này không? – Tự nhiên nhỏ Hạnh lừ mắt nhìn làm tôi quéo liền.
– Lạy má, má cho con đường sống với chớ – Tôi làm mặt khổ.
– Hứ.
Xong thì 2 bé đứa bự chở đứa nhỏ dong thẳng. Nhỏ Hạnh nó có biết vì nó mà tôi phải lãnh đạn không vậy trời. Con mắm, méo biết cái gì mà cũng uy hiếp người ta.
Tuy nhiên tối đó thì tôi cũng mát lòng mát dạ khi thằng Cẩn gọi điện đến nhà tôi nói lời cảm ơn rối rít mà khi chiều đã quên, rồi còn hứa hẹn đãi ăn uống gì đấy nữa. Chậc, anh em giúp nhau là chuyện thường, có gì phải thế phải không các bác. Hề hề.
Mà tôi công nhận thằng Thắng biết chọn đối tượng, nó nhằm vào tôi vì biết cái kiểu của tôi sẽ không bao giờ đánh nó. Còn mà đụng đến thằng Cẩn thì có khi nó nằm trong bệnh viện lâu rồi.
……………………
Tôi còn nhớ, hôm đó là thứ năm, cách ngày dự thi Olympic khu vực phía Nam 2 ngày. Buổi tối tôi vẫn vào nhà bà bác mà ôn thi, cũng chẳng có gì phải học nữa, đầu óc đã bão hoà cả rồi.
– Ể, sao mà để cửa không khoá?
Nói vậy chứ cái tính bà bác tôi còn lạ gì, chắc lại mới vừa đi đâu rồi về nên chưa ra đóng cửa.
Im lặng đi từ trước ra tới sau thì thấy mỗi cái cửa phòng ngủ là đóng im ỉm. Xe thì vẫn ở nhà, vậy dứt khoát bả nằm trong phòng ngủ rồi. Ủa mà hôm nay bộ lên cơn sốt hay bệnh mà sao…
Đẩy cửa vào thì đúng là bà bác đang nằm dài trên giường, tay thì gác lên ngang mặt che đi đôi mắt đang nhắm, gì vậy trời, bệnh thiệt sao.
– Cô, này… !!!
Kêu kêu một 2 lần mà vẫn thấy nằm im, tôi bèn ngồi xuống giường cạnh cô giáo rồi tính nhấc tay bả ra, ai dè vừa đụng đến thì thấy sao mà nóng như lửa. Vỡi, lên cơn sốt rồi.
– Này, cô! – Tôi kéo tay cô giáo ra khỏi mặt thì thấy mắt cô ươn ướt, chắc là sốt dữ quá nên chảy cả nước mắt đây. – Trời ơi sao tự nhiên lăn ra bệnh vầy nè.
Tôi kéo cô ngồi dậy rồi để tựa vào lòng mình. Gì mà như người không xương, rồi sao cặp mắt vẫn nhắm nghiền chả chịu mở ra mặc cho tôi hỏi han nói này nọ đủ kiểu.
– Thôi em chạy qua bên kia đường mua thuốc đã, cô nằm đây nhé. Chiều giờ có ăn gì chưa?
-…
Chẳng lẽ tôi lấy xà beng mà cạy họng bả ra chứ, hỏi gì cũng không chịu nói. Phát quảu lên luôn.
Mua thuốc xong rồi tự dưng nhớ ra phải mua cháo cho bả ăn lót dạ, chứ mà lỡ chưa ăn để bụng không là nó cào ruột ra. Thế là chạy về rồi xách xe chạy đến quán cháo lòng quen thuộc. Chỗ đó khi xưa tôi cũng thường hay ăn.
Về đến nhà cô giáo với đầy đủ những thứ cần thiết, lại mượn được cái Cặp nhiệt độ của cô bác sĩ quen biết với mẹ tôi (Nhà cô đó bán tạp hoá gần chỗ mua cháo nên sẵn tôi ghé qua hỏi thăm cầu may là có cái cặp nhiệt).
Bước vào phòng thì bả vẫn nằm đúng cái tư thế lúc đầu, tay vẫn gác ngang mặt. Đù, còn sức để nhích à? Thế mà méo chịu nói tiếng nào, bực rồi nha.
Lại gần dùng cặp nhiệt đo thì vỡi cả 39 độ, tôi vội xuống bếp lấy tô đổ cháo ra. Haiz.
– Cô, ngồi dậy ăn cháo! Rồi uống thuốc.
-…
– Cô dậy đi rồi ăn cháo nè.
-…
– Gừ!
Để tô cháo trên bàn rồi quay qua tiếp tục kéo cô giáo ngồi dậy, bả hệt như xác chết vậy các bác ạ, hôm đó đúng là làm tôi sợ xanh mặt.
– Nghe em nói không, nghe thì mở mắt ra – Tôi vịn tay lên 2 vai bả mà cố sức lay gọi, méo có phải ứng gì luôn.
Vội ôm bả vào lòng vì chẳng biết phải làm thế nào, đang yên đang lành. Gì vậy, mới khi chiều còn đi họp bình thường, gặp tôi còn nhướng hàng lông mày thanh tú lên làm dáng mà trời.
Áp má vào trán bả, lạy chúa, càng lúc càng nóng, tôi chẳng biết làm thế nào cho đến khi bả cựa quậy trong người tôi rồi thì thầm thật nhỏ:
– Tránh ra đi, lây bệnh cho bây giờ.
Đúng là mừng muốn khóc thật các bác ạ.
– Giờ mới chịu mở miệng – Tôi buông bả ra rồi nắm lấy 2 vai nhỏ, bấy giờ thì cũng chịu mở đôi mắt phượng lờ đờ mà nhìn tôi rồi – Ăn cháo nha.
– Chẳng muốn ăn.
– Thôi mà, em mua cháo rồi mà. Ngoan, ăn tí uống thuốc mới khỏi bệnh.
– Vậy nhịn.
– Hả???
– Không uống, cho bệnh luôn.
-…
– Em về đi, đừng phiền cô nữa.
Vâng, đã châm ngòi thì tôi bật dậy mà nổ luôn.
– Cô vừa phải thôi, có biết em lo thế nào không? Nghĩ sao mà sốt lên hỏi gì cũng không chịu nói đã đành, còn muốn bệnh thêm, nghĩ sao cháo đã mua về rồi, thuốc cũng đã có. Giờ giở chứng. Phiền? Phiền á???
– Ừ, rất phiền, thì sao? – Bả ngước khuôn mặt tái nhợt lên nhìn tôi, nhưng ánh mắt đó vô cùng ương ngạnh, bướng bỉnh.
– Thì.. Thì..
– Tôi mệt rồi, về đi – Nói rồi bà bác lại nằm xuống rồi nặng nhọc thở ra từng hơi thở nóng.
Nhìn cảnh này trong cảnh bất lực tôi vẫn không cam tâm. Mấy giờ rồi nhỉ?
Hay giờ gọi điện cho mẹ ta, à mà quên, ba mẹ tôi về ngoại rồi còn đâu. Vậy thì…