Phần 24
Tôi dặn Thương ăn mặc xinh đẹp chút vì có thể hôm nay chúng tôi sẽ lên TV, ví dụ như đài địa phương chẳng hạn.
Tôi, phần vì cũng muốn được gọi là “cụ” nên ngoài cái áo Thương mua cho tuần trước vẫn đang mặc thì có nhét thêm cái áo phông đồng phục Otofun có logo màu cam sexy nam tính, để lát nữa sẽ mặc để cho mọi người thấy là, ồ, anh kia cũng là thành viên của Cộng đồng Otofun chứ đùa.
Áo mua ngoài chợ có 70k, loại mặc 1 lần. Ờ thì dù sao việc được tuyên dương vì tận tình hỗ trợ người bị tai nạn giao thông, chắc cũng không hay gặp trong đời.
Vẫn như lần về tuần trước, tôi mượn lại thằng bạn cái xe Ford Ranger chạy thêm một lần nữa xem có phê pha thật không. Vì một khách hàng tiềm năng, nó cho mượn tức thì.
Nó cười hề hề bảo, lần trước tao khuyến mại thêm mấy cái bao cao su mà không xài à, thanh niên kém quá, chở gái non trên xe mà không gạ được. Tôi ờ ờ bảo, của mày đưa bé quá, tao toàn xài size 56 thôi, cỡ 49 mày đưa đeo vào đau chym lắm. Nó cười như ăn phải bả rồi mắng tôi dis mẹ thằng chém gió.
8h sáng, chúng tôi có mặt ở trụ sở Công an TP Bắc Giang. Đưa giấy mời ra, hỏi ông bảo vệ, hội trường ở chỗ nào thế bác, ông chỉ đi lên cầu thang ngoẹo trái, rẽ phải, thấy cái phòng tên là phòng họp thì vào.
Thất vọng quá! Chẳng có cái máy quay nào. Chẳng có phông bạt gì. Huhu đẹp trai và xinh gái cho ai ngắm đây Tèo và Thương Thương ơi…
Trong phòng họp có sức chứa lên đến hơn 10 người, như anh BLV Bóng đá Tạ Biên Cương từng nói “không còn một chỗ kín”. Hơn nửa là các đồng chí công an giao thông mặc sắc phục, có anh huy chương đeo lúng liếng trước ngực. 3 người mặc thường phục, 2 người chắc là gia đình người bị nạn, người còn lại thì là bác cựu chiến binh hôm đó đã cùng tôi sơ cứu và hỗ trợ người bị nạn nhập viện.
Thấy chúng tôi vào, hai anh công an đứng lên nhường ghế và lủi xuống hàng sau, gỡ ghế nhựa ra ngồi. Anh cảnh sát già nhất, đeo nhiều huân chương nhất là người chủ trì chương trình hôm nay, cất giọng bảo đây rồi, anh chị Tèo đã đến rồi, chúng ta bắt đầu nhé.
Sau khi tuyên bố lý do, anh thiếu tá tên Nam tóm tắt sự việc, đại diện gia đình thông báo tình hình sức khỏe người bị nạn và trao phần quà cảm ơn tới các anh công an và 3 người đã giúp đỡ nạn nhân, là bác cựu chiến binh và hai chúng tôi.
Tôi thấy gửi tôi một bó hoa kẹp một cái phong bì. Họ có lời mời tất cả ở lại ăn trưa cùng gia đình. Hết.
Chúng tôi xin phép không tham dự bữa ăn nhưng hỏi nơi người bị nạn đang điều trị để ghé qua thăm chút. Nhưng gia đình đã làm thủ tục để chuyển lên Việt Đức rồi.
– Wow! 5 triệu anh ạ. Còn cái gì nữa đây? Thư cảm ơn. Thân gửi anh chị David Tèo. Gia đình chúng tôi vô cùng biết ơn… bla bla bla.
Tôi vừa lái xe vừa nghe Thương đọc to lá thư cảm ơn được đánh máy trên khổ A5. Gia đình này đúng là giàu có và rất tử tế. Mong cho ông kia sớm bình phục. Tôi thầm nghĩ.
– Em. Nếu số tiền này không thực sự quá quan trọng và cần thiết, anh đề xuất mang gửi tặng cho một Quỹ Từ thiện nào đó được không em.
– Vâng anh. Em cũng nghĩ sẽ gửi lại cho ai đó làm từ thiện ạ.
11h trưa, chúng tôi mới về tới nhà Thương. Cô không còn gọi điện giục bố ra mở cổng nữa, nhưng lúc đến thì cổng cũng mở toang hoang ra rồi. Hai ông bà lại đon đả ra sân đón chúng tôi, cười tươi đi đi hội.
Chúng tôi vừa vào nhà ngồi ghế là hết ông đến bà bật mọi cái quạt có ở trong nhà lên chĩa về phía chúng tôi, sợ chưa đủ mát, còn đứng cầm quạt nan phe phẩy nữa, miệng thì cứ liến thoắng đi đường nắng không các con, ngồi nghỉ cho mát đã, có mệt không bác pha nước chanh cho uống nhé.
Tôi vâng vâng dạ dạ cảm ơn bác, thầm nghĩ “cháu vào đến nhà thì hơi nóng chút thôi chứ ngồi trong xe bật điều hòa mát rượi bác ạ”
– Ông. Ông này. Gọi bác Chương với cháu Cửu sang chơi đi.
Thấy bác gái lon ton hết chạy ra lại chạy vào buồng không biết để làm gì. Bác trai thì dấm dúi bấm máy gọi bác Chương và cháu Cửu nào đó sang chơi. Tôi mới ngớ người ra, thôi chết, chắc như kiểu xem mặt cháu rể đây mà. Tèo thật rồi Tèo ơi…
Bác Chương là anh trai cả của bố Thương, còn anh Cửu là con trai cả của bác Chương, đại khái hai bố con bác Cửu Chương là trưởng họ.
Thật may, cả hai người họ đều không hề gia trưởng, mà rất yêu quý cô cháu gái Thương Thương của mình, nên là khi nghe tin có “bạn trai” về cùng là lập tức sang chơi gặp mặt ngay.
Tuy vậy, trước khi tỏ ra thân thiện cũng làm tôi hú hốn với màn thi Vấn đáp toát mồ hôi.
– Anh tên gì nhỉ?
– Dạ thưa bác cháu là Tèo ạ. Cháu làm cùng công ty với Thương. Tuần trước cháu có ghé về thăm nhà Thương rồi nhưng vội phải đi ngay nên chưa qua thăm nhà các bác được ạ.
– Anh Tèo ở đâu?
– Dạ thưa bác, cháu ở Hà Nội ạ. Cháu đang làm và ở Hà Nội nhưng bố mẹ thì hẵng vẫn ở quê dưới Ninh Bình ạ.
– Anh Tèo đang làm gì? À, làm cùng Công ty cái Thương cháu gái tôi phỏng? Làm vị trí gì thế?
– Dạ Vâng. Cháu làm ở Phòng Kinh doanh, cùng phòng của Thương luôn, ở vị trí Phó phòng bác ạ.
– Tốt. Giỏi. Còn trẻ mà đã đảm nhận vị trí cao thế chứng tỏ rất có năng lực, bản lĩnh.
– Abcxyz…
Màn thi Vấn đáp lẽ ra còn căng thẳng và kéo dài thêm nữa, may sao có bác gái vào giải cứu. – Ôi bác này, để các cháu nó nghỉ ngơi đã nào, vừa đi đường xa về. Nào nào. Ngồi dịch vào đây cho mát nào, ăn miếng cam đi cho mát ruột này…
Tôi thở phào nhẹ nhõm, tưởng như vừa trải qua một phần thuyết trình dự án kinh doanh trước hội đồng là các quỹ đầu tư. Tháng trước tôi đã chinh phục được vài quỹ như thế, nhưng thấy thế chưa thấm vào đâu khi so với Hội đồng đánh giá có duy nhất bác Chương.
Bữa cơm diễn ra suôn sẻ. Ít ra là khi nào bị hỏi khó quá, có thể đánh trống lảng bằng cách cắn một miếng thịt thật to và nhai nhồm nhoàm. Cứ mỗi lần như thế mẹ Thương lại cười sung sướng, động viên ăn nữa ăn khỏe đi cháu, thịt bác rang ngon lắm.
Được cái các cụ già thì ăn rất nhanh, vèo cái đã thấy đứng dậy xỉa răng lên bàn ngồi uống nước.
Còn mỗi tôi với anh Cửu ngồi ngồi lai rai chén rượu và chém gió, Thương thì ngồi bên phục vụ tiếp thức ăn và gọt hoa quả.
Ông Cửu làm Sales cho hãng Cám lợn, hay đi mấy tỉnh đồng bằng bắc bộ như Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên… Ổng lấy Số điện thoại của tôi bảo khi nào về Ninh Bình mà chú ở nhà thì anh em gặp nhau đi nhậu. Đúng dân Sales, hơi tý rủ đi nhậu.
Xong bữa, bác Chương với anh Cửu ngồi chơi thêm chút rồi ra về.
– Thưa bác, hôm rồi con nghe Thương kể về Nam. Con chợt nhớ ra Nam là bạn học cùng khóa với con ở Đại học Ngoại thương. Dù trước đó không biết nhau nhưng con có nghe kể rất nhiều về tai nạn năm ấy. Có duyên gặp tại đây con xin phép hai bác thắp cho bạn con nén hương.
Tôi đốt nhang đứng khấn. Bác gái cũng đứng khấn cùng, lẩm bẩm cái gì không dịch được. Chàng thanh niên 21 tuổi trong di ảnh như thể đang mỉm cười với tôi. Tôi để ý trên tường vẫn treo kín những tờ giấy khen, của Nguyễn Thành Nam và Nguyễn Thị Thương Thương…
– Thương nó lắm anh ạ. Nó đã khổ từ xưa rồi. Cũng chịu nhiều thiệt thòi nữa. Năm nó vào Đại học cũng là năm tôi đổ bệnh. Nó đòi nghỉ học để đi làm gánh vác bớt cho gia đình và để cho con Thương học tiếp. Cả họ phải động viên mãi nó mới tiếp tục học, cũng may sau đó có vay mượn được chút ít. Suốt mấy năm học Đại học nó không ngửa tay xin tiền nhà một đồng nào cả. Tôi bệnh tật thế này, đã định chẳng chữa trị gì nữa, tốn kém, thà để tiền cho nó học còn hơn nhưng nó có chịu đâu. Nó tốt tình thế mà ngờ đâu người ta lại lấy nó đi sớm quá.
Nói đến đây, bác gái đã khóc giàn giụa nước mắt. Thương ngồi cạnh cũng sụt sịt như bị cảm cúm. Tôi cũng không giấu được sự xúc động, chỉ biết quay đi rồi chớp chớp mắt.
– Ơ cái bà này. Cháu nó đang ở đây cứ kể chuyện đâu đâu thế. Chuyện qua lâu rồi mà. – Bác trai quay ra quát, nhưng từ ánh mắt tôi thấy toát lên sự yêu thương.
– À quên, bác ơi. Cháu có mang thuốc đau lưng cho bác đây này. Để cháu ra xe lấy.
Tôi ra xe đứng một lúc lâu, cho qua hẳn cơn xúc động vừa rồi, xong mới lệ khệ bưng vào mấy gói thuốc nam.
– Mẹ cháu cũng bị đau lưng giống bác. Uống thuốc này vào thấy đỡ nhiều. Bác thử uống xem. Đây này. Ngày bác đun 1 gói, gạn lấy nước uống. Uống liên tục một tuần. Nếu đỡ bác bảo cháu lấy thêm cho bác uống.
– Ôi. Cảm ơn cháu. Có gì đâu, bệnh tuổi già ý mà. Cảm ơn cháu nhé.
Tôi nghe thấy hai chữ “tuổi già” mà giật cả mình. Hai bác mới hơn 50 chút thôi mà. Trời. Bi quan quá…
– Bác ạ. Đợt này công ty lại vào mùa thấp điểm rồi. Công việc cũng không căng thẳng nữa. Cháu đã bảo em Thương rồi, đợt này về thì ở nhà chơi với hai bác lâu lâu một chút cũng được. Công việc của Thương cháu sẽ tạm bố trí cho người khác làm thay nên là hai bác yên tâm trong ba ngày nữa là con gái rượu vẫn ở nhà.
– A. Thế hay quá. Nhưng có ảnh hưởng gì đến công ty không. Nếu vì công việc thì tôi không dám giữ nó ở nhà.
– Bác yên tâm ạ. Cháu đã nói với Thương rồi. Hôm nay Thứ 7. Thương sẽ ở nhà ít nhất đến Thứ 4 mới xuống Hà Nội cơ ạ. Cũng thi xong xuôi hết cả rồi. Phải không Thương?
– Vâng.
Thương đáp nhanh gọn lẹ và chờ khi ánh mắt bố mẹ không để ý cô nữa thì cô giơ ra một nắm đấm mím môi thách thức tôi kiểu “thích ăn đấm không?”. Chả là tôi và cô ấy đã hẹn trước, lần này về cô nhất định phải ở lại chơi với bố mẹ lâu lâu một chút, không được đi ngay cùng tôi.
Cô đồng ý, nhưng theo thỏa thuận là chiều thứ Hai cơ.
Và Phó Phòng David Tèo đã quyết định cho cô nghỉ thêm hai ngày nữa tới tận thứ Tư.
Ba giờ chiều, tôi chào từ biệt hai bác ra về, không quên nhờ gửi lời chào tới bác Chương và anh Cửu. Lòng tôi thấy thanh thản đến lạ.
Bác gái thì cứ cầm tay tôi bảo khi nào rảnh nhớ đến chơi với hai bác nhé, ở công ty thì kèm cặp cho cái Thương nhà bác với nhé. Tôi ok hết. Đang vui. Ai bảo gì tôi cũng ok.
Ra đến đầu làng, tôi đỗ xe nhắn cho Thương:
– Anh nhớ em quá. Đang đỗ xe ở đầu cổng làng, chẳng muốn về.
– Hâm à, về đi kẻo tối như hôm nọ giờ.
– Không về.
– Về.
– Không về.
– Vậy em ra chơi với anh một tí rồi về nhé.
– Ừ, ra nhanh lên.
Thương hớt hải chạy ra, mở cửa xe chui tọt vào, rồi đưa cho tôi một cái bịch.
– Gì đây?
– Của anh đấy haha.
– Á đù. Kotex à? Là sao?
– Em phải nói dối mẹ em là anh Tèo để quên cái này nhưng xe to quá lùi không tiện, để con mang ra cho anh ấy. May mà mẹ em không biết là cái gì hihi.
– Nay em đèn đỏ à?
– Ừa hihi – Thương vừa trả lời vừa đỏ mặt vì ngượng.
Và vì để tránh những cái rủi ro trên đường như tuần trước gặp phải, để đỡ phải thốt lên “ăn máu lồn rồi”, tôi hôn Thương một cái thật lâu rồi mở cửa đuổi về. “Ăn máu lồn”, dù theo nghĩa đen hay nghĩa bóng, cũng chẳng có gì là thú vị cả.
…
Rời nhà Thương, tôi chạy một mạch về quê ở Ninh Bình. 9h đêm mới đến.
Cũng giống như mẹ Thương, khi biết tôi về là kiểu gì cũng sót sắng ra tận ngoài cổng đón, liên tục gọi điện hỏi xem đi đến đâu rồi, và hai ông bà ở nhà, sống chết cũng không chịu ăn cơm trước, nhất định phải đợi tôi về mới ăn, dù đã 9h tối.
Kể từ khi chị gái đi lấy chồng, có hai bố mẹ tôi ở nhà, kể cũng buồn. Tôi từ lúc nghỉ việc ở công ty và tự làm riêng, thì chủ động thời gian hơn, về được nhiều hơn, nhưng cũng về cái lại đi.
Ông anh trai thì gần như ở hẳn ngoài Móng Cái rồi.
Bà chỉ mong hè này thằng cu Mít nó về chơi với bà nội, nhưng năm nay lớp 9 lên 10, e là nó cũng còn bận ôn thi.
Tôi lục dọn tủ cho gọn gàng, thấy lăn ra một túi đồ chơi của thằng Mít.
Giờ nó lớn tướng rồi, mà bà vẫn chưa có đứa cháu trai thứ 2 nào để cho nó chơi, nên xếp xó tủ.
Nhiều món để lâu đã gỉ mất rồi.
Tôi chợt reo lên một tiếng.
Cái này để không thì cũng phí, chi bằng mang đi cho vậy.
Và người đầu tiên tôi nghĩ đến là thằng cu con nhà Ngọc.
Năm nay nó 5 tuổi mà.
Vẫn còn chơi tốt mấy thứ này.
Đã lâu lắm rồi tôi không nhắn tin hay gọi điện hỏi thăm Ngọc.
– Ngọc Nhi dạo này khỏe không cưng?
– Ôi anh Tèo à. Anh Tèo quên mất Ngọc thật rồi. Cả tháng rồi mới ló mặt.
– Anh bận mà…
– Bận đi chơi với em Huệ à. Thấy chụp ảnh đi Sa Pa tình cảm thế cơ mà.
– Ơ em cũng biết à hehe. Nhưng mà anh làm đúng lời em dặn rồi còn gì. Thậm chí anh chỉ gặp mỗi cái Thúy Anh thôi ý. Chưa gặp cái Lan lần nào. Mà chắc cũng không gặp luôn. Gặp Thúy Anh cầm cự để chờ gặp em đây, nhưng cũng sắp không trụ nổi nữa rồi. Em dạo này thế nào, cu con khỏi ốm chưa?
– Em ổn anh ạ. Về nhà thấy thảnh thơi lắm. Mỗi tội nghèo hihi. Nó cứ sụt sịt suốt vậy. Mãi chẳng khỏi.
– Thế thì biết đến bao giờ em mới đi làm lại đây.
– Đợi chờ là hạnh phúc mà. Cứ vui vẻ với Thúy Anh đi mà Tèo.
– À, anh bảo này. Anh dọn nhà có ít đồ chơi của thằng cháu, mà giờ nó sắp lấy vợ rồi không dùng đến nữa. Toàn đồ tốt thôi. Anh gửi tặng thằng cu con nhà em nhé. Cho anh địa chỉ mai anh gửi Viettel lên cho.
– Ôi. Mẹ cháu Cún cảm ơn chú Tèo nhé. Đây, nhà cháu Cún ở đây: Thôn X, Xã Y, Lục Yên – Yên Bái nhé. Chắc nó thích lắm đấy.
– Ok em. Mai anh gửi luôn lên cho. Vậy nhé. Nhớ mẹ cháu Cún nhiều.
– Mẹ cháu Cún cũng nhớ chú Tèo quá.