Phần 115
Tôi cười sảng khoái khi thấy cả đám thích thú như thế, nhưng vừa định quay sang rũ Ngọc Lan thì chẳng thấy nàng đâu cả. Hết hồn tôi nhìn dáo dác khắp nơi trước khi bị tóe nước đầy mặt:
– Nè, xuống đi ở đó làm gì?
– Sặc, Lan xuống nước lúc nào vậy?
– Xuồng vừa cắm sào là Lan xuống rồi, Phong cũng xuống luôn đi!
– Rồi xuống ngay đây!
Tôi cởi áo chiếc áo thun gói vào bịt ni long để tránh bị dính sình rồi nhảy tỏm luôn xuống nước.
– Bà con cô bác chú ý, bây giờ chúng ta sẽ chia làm hai phe nghen!
Toàn phởn bỗng hét to.
– Chia làm gì?
– Hề hề, chia phe chơi chọi sình! Giờ tao, bé Phương, thằng Khanh, thằng Huy một phe. Mày, bà Lanna với thằng Long một phe chơi nghen!
– Ủa Lam Ngọc đâu?
Nghe bé Phương thắc mắc, bọn tôi mới sựt nhớ ra mà nhìn về chiếc xuồng giờ này Lam Ngọc vẫn còn ngồi trên đó với vẻ mặt ngáng ngẫm:
– Nè Ngọc, xuống chơi với tụi này đi chứ!
– Thôi, mệt lắm, tôi không thích chọi sình!
– Uầy, xuống thôi khỏi chơi cũng được!
Bị năn nỉ mãi Lam Ngọc cũng miễn cưỡng leo xuống xuồng bơi đến gần chỗ chúng tôi:
– Thế này được chưa?
– Ờ hề hề, rồi rồi! Bà cứ ở đấy coi bọn tui chơi thôi!
Nhưng người ta thường nói đao kiếm vô tình không có mắt, nó cũng đúng luôn với việc chọi sình này. Mải mê chọi qua chọi lại, thằng Toàn hứng chí thế nào lại chọi ngay vào người Lam Ngọc một nắm sình to đùng làm nàng trố mắt gắt lên:
– Toàn… ông làm cái gì vậy?
– Híc, xin lỗi lở trúng mà hề hề!
– Hết nói nỗi rồi, tôi không nhịn nữa đâu!
Lam Ngọc điên tiết vo một nắm sình thật to rồi vung sức chọi vào mặt thằng Toàn, nhưng thằng này cũng chẳng thua gì, nó vội hụp xuống nước né cục sình rồi trồi lên thè lưỡi:
– Hề hề, trên cạn thì tui có thể thua bà chứ dưới nước thì còn lâu à nghen!
– Toàn, ông đứng lại cho tôi! Đừng có để tôi bắt được!
Lam Ngọc nóng máu lội bì bõm đến chỗ của thằng Toàn, còn thằng này thì hì hục bơi đi tránh xa nàng càng xa càng tốt. Tôi chỉ e là khi Lam Ngọc bắt được thằng Toàn một cái thôi, chắc thằng này phải ra nghĩa địa ăn nhang chứ chẳng chơi. Chọc tức Lam Ngọc thì chỉ có đường chết.
Nhưng trong lúc ai cũng đang mải mê chơi đùa, tôi như cảm nhận được có một ai đó đang theo dõi chúng tôi. Không phải ngay bây giờ mà là kể từ khi chúng tôi bắt xe bus đi đến đây tôi đã cảm nhận được rồi. Chỉ có điều nó mơ hồ quá, tôi thậm chí còn chưa biết nó theo dõi tôi bằng cách gì, vì lúc bọn tôi chèo xuồng đi hái trộm xoài chẳng có ai xung quanh cả, nhưng khi đến đây cảm giác đó lại mạnh lên thấy rõ, nó gần lắm.
Như một phản xạ, tôi quay về phía chiếc xuồng ở gần bờ nhưng mặc nhiên chẳng thấy nó đâu cả. Tôi hốt hoảng nhìn xung quanh và phải nói là nhìn rất kĩ, tôi mới trợn mắt, há miệng vì giờ này nó đang trôi tít ở ngoài xa, chỉ còn cái bóng đen nhỏ.
– Chết rồi tụi bây ơi! Xuồng trôi đi rồi!
– Gì xuồng trôi đi?
– Kìa, nó trôi tích ra xa kìa!
– Thằng nào chơi tháo dây xuồng vậy tao ràn kĩ lại rồi mà?
Đến bây giờ tôi đã có thể cam đoan, chúng tôi đã bị theo dõi…
…
Lại một buổi sáng thật yên bình tại thôn quê, tôi bước ra bậc thềm vươn vai, hít vào ngực những luồn không khí trong lành nhất trong cái nắng sơm ấm áp và hiền hòa. Tôi nhìn xung quanh, góc thì Toàn phởn, Khanh khờ, Huy đô đang thích thú với trò đá gà bằng búp bông bụp, góc thì Bé Phương, Ngọc Lan đang loay hoay cho đàn gà của nội tôi những nắm thóc đầy vung. Duy chỉ có Lam Ngọc vẫn miệt mài tập võ ở giữa sân mặc cho có đôi khi nàng làm kinh động đến bầy gà khiến chúng cứ cục tác chạy tứ tán.
Thật là một khung cảnh thật yên bình, cứ như cái chuyện trôi xuồng chưa từng xảy ra vậy. Còn nhớ ngày hôm đó chúng tôi đã phải lội ra gần giữa sông để kéo xuồng về và Lam Ngọc đã suýt chết đuối khi bước hụt vào chỗ nước sâu giữa sông cho tàu bè chạy làm tôi giật bắn cả người lao xuống cùng cả bọn kéo nàng lên.
Thật ra tôi vẫn chưa đề cập đến chuyện bị theo dõi cho cả nhóm biết vì nói ra cũng chẳng ai giúp được gì lại còn khiến cả bọn mất vui khi đi chơi, nên tất cả đều cho rằng đó chỉ là một tai nạn đứt dây buột xuồng đơn thuần mà thôi. Hôm nay ngoài khoan khoái tinh thần ra dường như vẻ mặt đứa nào cũng có một chút căng thẳng còn vương lại sau câu chuyện ma mà ba tôi đã kể vào tối hôm trước. Nó nói về những con ma miệng rộng cưới khanh khách nơi những gốc me gần trăm tuổi trong trường cấp 2 cũ ở Chợ Lách.
Đã vài lần trước đây tôi đã từng đến đó cùng với thằng Khánh. Nó được xây cách đây lâu lắm rồi, tôi chẳng biết là khi nào nữa, nhưng cảnh vật trong trường đúng là tạo cho người thưởng ngoạn một cảm giác thật lạnh sống. Khuôn viên trường không được lót bằng đan như bây giờ mà chỉ là nền cát đâu đâu cũng là cỏ mọc um tùm.
Đến mùa mưa nó như một đầm lầy thực thụ vậy. Cua cồng, nòng nọc và thậm chí cả rắn cứ bơi long nhong trong bãi lầy của sân trường nhìn đến phát khiếp. Nhưng đó chỉ là những gì nhìn từ bên ngoài, chỉ những học sinh ở đây mới biết được ngôi trường này ẩn chứa những gì. Bởi vì vào sâu bên trong ngôi trường, khuất sau dãy phòng học thường ngày là một dãy phòng đã bỏ hoang từ lâu. Không biết vì lí do gì mà dãy phòng học đó lại không được sử dụng, chỉ biết vừa mới bắt đầu học ở đây, bọn tôi đã nghe những chuyện lạnh sống lưng về dãy phòng học đó, nghĩ đến lại thật là rùng rợn!
– Ê Phong, đứng đó nghĩ cái gì thế mày?
Toàn phởn gọi giật cắt đi dòng suy nghĩ của tôi.
– Gì, chỗ tao đang tập hít khí công mày đừng có mà làm phiền!
– Mày mà tập khí công cái gì, giống dưỡng sinh thấy bà!
– Kệ tao, ở đó mà lo đá gà đi!
– Hì hì, Phong hôm nay có vẻ suy tư quá ta?
Ngọc Lan phía bên kia cũng vọt miệng trêu đùa.
– Ùi, có đâu! Tại cảnh quê nó bình yên thế mà!
– Hì hì, biết thưởng thức đó!
Tôi mỉm cười nhìn nàng, rồi lại tiếp tục nhìn về phía chiếc cổng nhà ngoài sân. Nhưng lần này nó chẳng còn làm tôi thấy yên bình nữa, vì lúc nay thằng Khánh đã lâm le từ ngoài cổng bước vào với vẻ mặt cực kì căng thẳng.
Vừa ngồi xuống nó đã vào đề:
– Ê, tụi bây có nghe tin gì chưa?
– Sao, mày nói tụi tao mới biết chứ?
– Thì mấy ông thầu tới coi trường cấp 2 đó!
– Gì trường cấp 2 chợ Lách à?
– Ờ, trường đó cũ rồi nên người ta tính đập ra xây lại thành chợ!
– Rồi sao nữa?
– Thì mới tối hôm qua nè, cái ông chủ thầu đi về ngang rồi ghé vào trường đi tham quan tý đã bị ma nhát cho chạy mất dép!
– Gì nghe ghế thế mày!
– Ờ, ổng kể lại là trên mấy cành cây me trong trường có tiếng cười của con nít vọng xuống ghê lắm! Khuất sau dãy phòng học còn có mấy đóm lửa nữa, nghe kể mà tao lạnh cả người.
– Ùi, tin dị đoan ấy mà!
– Dị đoan gì đâu, tại mày chưa thấy đấy thôi, mấy năm gần đây ai sống gần đó mà không biết đến chuyện này, ngày cả nội mày cũng biết mà kể cho tụi bây nghe đấy!
– Uầy, thì dù sao cũng chỉ là truyền miệng hù nhau thôi, ai mà tin được!
– Mày không biết đâu Phong, chuyện này khắp cái huyện Chợ lách ai mà chả biết!
– Đúng đó Phong, em có đọc mấy cuốn sách về những điều huyền bí, cuộc sống này có những thứ mình không giải thích được đâu!
Bé phương cũng gật đầu phụ họa thêm cho thằng Khánh.
– Uầy, dù sao đi chăng nữa thì anh cũng chẳng tin trên đời này có chuyện ma cỏ!
– Mày cá với tao không Phong?
– Cá thế nào?
– Tối nay mày dám ở lại trường 1 đêm cái gì tao cũng thua với mày, à trừ 3 con bò ra!
– À, thách chứ gì! Chơi mày luôn!
– Khá mày, bắt đầu từ 8h tối nay mày đến trường đi, tao sẽ nhờ ông bảo vệ trường làm chứng là mày đã ở trong đó suốt đêm cho công bằng nghen!
– Xời, mày cứ yên tâm, tao đã nói là sẽ làm!
– Ờ vậy đi, chiều gặp mày ở trường, nhớ tới nghen ku, giờ tao về dắt bò ra đồng đã!
Nó bước đi, để lại tôi nơi đây mồ hôi đổ như tắm.