Đời học sinh – Quyển 3
Phần 19
Càng về khuya sương xuống càng nhiều, tiết trời trở nên lạnh hơn và có đôi chút gió nhẹ. Nó làm những tán cây khua vào nhau tạo thành một thứ âm thanh nghe huyền não trong màn đêm tĩnh mịt, rợn gáy. Tôi khẽ khàng kéo chiếc cổ áo của mình lên cao để tránh những cơn gió quái ác lúc nào cũng muốn chui rút vào người tôi để mặc sức quậy phá vui đùa làm tôi lạnh rung, cằm cặp.
Ngọc Lan giờ này vẫn tươi tỉnh ngồi tuốt lá me cười đùa. Vẻ như cái lạnh đối với nàng chỉ là việc thường ngày vậy. Nhìn ngắm những vòm cây ở tít trên cao, tôi thích thú khều vai Ngọc Lan:
– Nè, Lan có tin ma quỷ hông?
– Ma à? Hì, Lan không tin mấy, Phong biết Lan đạo thiên chúa mà, chỉ có quỷ Satan là ác thôi, còn ma thì Lan ít nghe!
– À thì mà là những linh hồn không được siêu thoát còn ở chốn dương gian này đó, có một số con thành tinh thì gọi là quỷ!
– Hiểu chút rùi đó, kể cho Lan nghe thêm y!
Quả thật tôi rất nhạc nhiên về Ngọc Lan. Nàng chẳng những không sợ ma mà còn đòi tôi kể thêm. Có lẽ nàng chưa biết gì về ma, có lẽ nàng không tin ma hoặc cũng có lẽ nàng không sợ ma thật. Nó làm tôi nhớ đến cái đêm ở trường cấp 2 của thằng Khánh, nàng đã tự mình đi làm rõ những hiện tượng ma quái trong khi tôi còn đang bất tỉnh nhân sự ở xó nào đó. Tuy biết là những chuyện sau đây có thể không làm nàng sợ nhưng tôi vẫn kể để nàng gọi là học – hỏi – thêm.
– Lan biết cái miếu nhỏ ở ngay vệ đường dưới kia hông?
– Cái ngôi nhà bé tý ở dưới à?
– Ừ phải, Lan biết vì sao mà người ta xây nó ở đây không?
– Để thờ cúng hay sao?
– Đúng một phần thôi! Chuyện là thế này nè…
Theo như những gì tôi biết, lúc trước đây từng là một ngôi làng khá lớn, nhà cũng đông chứ không lát đát vài căn như bây giờ. Nhưng đây lại là nơi gần đồn tập trung của giặc Mĩ, nên cứ mỗi ngày chúng lại đến đây lục soát nhà cửa, ruộng vườn, hầm nhà để tìm cho ra quân cách mạng. Không tìm được chúng lại giết, không giết được chúng lại đốt nhà vì thế dân cư ở đây thưa thớt dần phần vì chạy giặc, phần vì chết do giặc giết.
Những người bị giặc giết đó đương nhiên nhà cửa của họ cũng chẳng còn, họ trở thành những người vô gia cư ở cõi âm, ốm đói, xanh xao. Đồn rằng cứ hàng đêm trên con đường độc đạo chạy cắt vào làng này, nơi xác người chất thành đống lúc trước, ngày nào cũng có tiếng người kêu gào thảm thiết, ngày nào cũng có tiếng bắn giết tại đây khiến cho bao người dân lúc nào cũng sống trong sự sợ hãi tột độ. Còn những người khách vãng lại lỡ có phải đi đêm qua còn đường này đều gặp những người ăn xin ngồi bên vệ đường với vẻ mặt khắc khổ, trắng bệch hoặc không thì họ xin đi theo cùng để trú nạn nhưng rồi tất cả đều có một đặc điểm chung là vụt mất đi lúc nào không biết.
Sự việc cứ tiếp diễn thế cho đến một hôm có một ông râu ria xồm xoàm đi ngang qua con đường này. Tất cả người dân ở đây ai cũng chú ý đến ông vì xưa nay ít có người lạ nào dám vào làng. Tuy nhiên ông không để tâm mà chỉ dõng dạc nói to:
– Âm khí thật u ám!
Nghe thế người dân ở đây mới chạy ra tiếp đón tăng nhân đó và nhờ cách giúp đỡ. Theo lời ông ta chỉ bảo, ở đây toàn là oan hồn vô gia cư nên chỉ cần xây cho họ một cái miếu thờ để họ tá túc chờ ngày siêu sinh.
– Vậy cách đó có thành công hay không?
– Thành công chứ, từ ngày xây cái miếu đó, mặc nhiên chẳng còn hiện tượng gì xảy ra nữa, dân cứ mới vì thế sống ở đây ngày một đông hơn như ngày nay đấy!
– Còn ông tăng nhân đó!
– Cũng không biết, sau khi chỉ cách ông ta đã đi đâu mất rồi!
– Hi, chuyện hay ghê!
Ngọc Lan cứ cười nhưng vẫn không thể nào qua mặt tôi được. Trong lúc kể nàng đã sít sát lại tôi lúc nào chẳng hay, điều đó chứng tỏ nàng không phải là không biết sợ. Phải kìm nén dữ lắm tôi mới không phá lên cười vì biểu hiện của Ngọc Lan lúc này, quá ư là dễ thương đi. Nhưng không lâu sau đó tôi lại phải kìm nén một cảm xúc khác, cảm xúc rung động.
Bình thường khi ngồi cách nàng, hương nước hoa đã làm tôi như bị mê hoặc. Nay khi ngồi sát với nàng hương nước hoa đó lại càng huyễn hoặc gấp trăm lần, nó cứ khiến tôi như ngây dại đi. Cả mái tóc, cả đôi môi nhỏ nhắn và cả đôi mắt xanh biếc kia nữa, sao nó đẹp quá, quyến rũ quá, tôi cứ muốn được chạm vào nó một lần, dù chỉ một lần thôi…
– Phong, đừng chặt quá, Lan đau…
Ngọc Lan bỗng mở giọng rụt rè làm tôi giật mình và nhận rà rằng tay của tôi đã vòng qua chiếc eo thon nhỏ của nàng từ lúc nào. Bây giờ tôi lại lâm vào tình cảnh tiếng thoái lưỡng nan khi rụt về không được mà để lại cũng không xong, cánh tay tôi cứ rung bần bật lên như chú cún mắc mưa.
Thể rồi được một lúc, Ngọc Lan lại khẽ giọng:
– Mượn nha…
– À… rồi… ừa!
Dù không biết là nàng mượn gì những tôi cũng gật đầu răm rắp vì giờ này đã quá rối rồi chẳng thể nào suy nghĩ được gì.
Và rồi sau cái gật đầu bối rối, Ngọc Lan mới khẽ khàng tựa đầu lên đôi vai giờ đang rung lẫy bẫy của tôi. Ngay lập tức, một luồn điện cực mạnh chạy thẳng đến tim làm nó đập mạnh như muốn văng ra khỏi lồng ngực. Ngọc Lan giờ này đang tựa đầu lên vai tôi, không phải là mơ, vì mơ chẳng thực như thế, từng hương thơm, từng sợi tóc buông dài và cả hơi ấm nữa, nó thật lắm không thể nào là mơ được.
Phải rất lâu sau tôi mới trấn tĩnh lại. Ngọc Lan quả thật đang tựa đầu vào vai tôi bằng xương bằng thịt. Hương thơm từ tóc nàng cứ làm tôi cuốn hút đến chết mê…
– Ơ…
Oái oăm thay trong lúc hít hương thơm từ tóc nàng, Ngọc Lan bỗng ngẩn mặt lên nhìn tôi làm cho môi tôi kề sát đôi môi nhỏ nhắn của nàng. Điện áp nghìn vôn truyền vào tim tôi lúc nãy bỗng tăng vùn vụt lên cả triệu lần làm máu dồn lên mặt tôi đỏ au, nóng bừng. Không biết Ngọc Lan có giống như tôi không khi đôi má nàng cũng đỏ ửng lên nhìn tôi không chớp mắt.
Tự nhiên lúc đó bản năng lại sai bảo tôi đưa tay lên giữ lấy hai má nàng rồi từ từ kề sát mặt lại. Tôi không biết, vốn không hiểu vì sao mình lại làm thế nhưng lúc đó tôi quá rối, tôi chẳng thể nào kiểm soát được ý chí và hành động của mình nữa chỉ biết làm theo bản năng mà thôi. Ấy thế mà Ngọc Lan lại không phản khán, trái ngược lại nàng còn rướng đôi môi của mình lên như đang tiếp đón lấy một thứ gì đó rất đặc biệt, rất quý giá.
“Chỉ một chút nữa thôi là chạm vào rồi, một chút nữa…”
– Cái Lan đâu rồi, đến giờ ngủ rồi đó!
Tôi bỗng giật mình, nói đúng hơn là cả hai tụi tôi đều giật mình bởi tiếng gọi của nội phát ra từ trong nhà. Vừa nãy chỉ còn thiếu một chút thôi là mọi chuyện sẽ khác rồi, ấy thế mà sao lúc nào tôi với nàng lâm vào tình huống này đều có một tác nhân nào đó phá rối hết thế. Dù tiếc lắm, tức tối lắm nhưng tôi cũng phải đối mặt với hiện tại rằng hơi ấm ở cơ thể của nàng không còn nữa. Nàng đã cùng tôi leo xuống cây me nơi mà nãy giờ hai đứa đã có giây phút vui vẻ bên nhau.
– Phong nè, giờ Lan vào trước nhá, nếu hai đứa vào chung mọi người lại bàn tán đó!
– Ừ… ùm… Lan vào trước đi!
– Sao thế, làm gì mà buồn thiu vậy?
– Đâu có, đêm nay vui thế mà…
– Chụt… đừng buồn nhe, ngủ ngon!
Chưa nói hết câu nàng đã đặt vào má tôi một nụ hôn thật nhanh, nhanh đến nổi khi vừa kịp nhận ra, bóng dáng nàng đã khuất sau cánh cổng nhà nội, thế nhưng dư âm của nó tôi có thể cảm nhận rất rõ, cảm giác mềm mềm của môi, cảm giác ấm áp của hơi thở và cả cảm giác chộn rộn của con tim, nó làm tôi như quên đi cảm giác ấm ức lúc nãy mà muốn bay vọt lên tận trời xanh.
Chắc chắn rằng, cam đoan rằng nếu Ngọc Lan không phải là vợ tôi sau này thì còn là ai nữa đây? Không đâu, Ngọc Lan và chỉ Ngọc Lan mà thôi. Nhưng bất chợt đụng phải chiếc điện thoại đang ở trong túi, trong lòng tôi bỗng dấy lên một cảm giác lo âu đến phát sợ.
“Có mấy ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra đâu!”
Sáng hôm sau, tôi bắt xe bus bắt đầu chuyến đi Giồng Trôm của mình. Từ đây nếu muốn lên Giồng Trôm tôi phải bắt 2 lượt xe bus. Một lượt từ nhà nội tôi cho đến bến xe Bến Tre, lượt còn lại là từ bến xe Bến Tre cho đến nhà thím năm.
Bình sinh tôi rất ghét đi xe hơi, đặc biệt là xe bus và xe đò bởi 1 lí do đơn giản, mùi máy lạnh rất khó chịu. Chẳng phải riêng mình tôi, đa số ai cũng ghét mùi máy lạnh đó. Mỗi lần nhớ đến nó cứ khiến tôi phát nôn, rợn cả da gà. Cũng may đi xe tốc hành kì này cùng đám thằng Toàn, Ngọc Lan đã mở cửa sổ cho thông thoáng, nếu không thì tôi đã mất mặt với cả đám rồi chứ chẳng chơi.
Xập xình khoảng gần tiếng đồng hồ, tôi cũng đã đến nơi như nhỏ Nhung đã hướng dẫn. Nhìn cảnh vật xung quanh thật lạ, chỉ mới 4 năm thôi đã thay đổi đến chóng mặt, vườn cây um tùm hai bên đường giờ không còn nữa, thay vào đó là nhà cửa san sát với nhau là cho tôi thí đều hết biết đường nếu không có tờ địa chỉ của nhỏ Nhung đưa cho.
Sau một hồi lặn lội tìm kiếm, tôi cũng đã đến nhà của thím năm. Đó là một quán phở khá lớn nằm gần một trường học cấp 3 nơi có rất đông người qua lại hằng ngày.
Kéo chiếc nón kết sụp xuống che mặt, tôi trang bị thêm một cặp kính đen rồi đi vào quán nhằm bày trò trêu con bé Linh một phen. Hôm nay vì vào nhầm giờ nghỉ trưa nên quán khá vắng, chỉ 1, 2 người lát đát ăn gần xong trong quán mà thôi. Thấy tôi đeo kính đen, ai cũng nhìn như người ngoài hành tinh xuống, nhưng đã lỡ đeo rồi giờ mà bỏ xuống thì kì lắm, đã phóng lao thì phải theo lao vậy.
Chọn một bàn gần đó tôi ngồi xuống gọi to:
– À, có ai trong quán không?
– Có ạ, đợi một chút!
Ngay lập tức một giọng nói trong trẻo vang lên làm tôi không khó để nhận ra đó là giọng con bé Linh mặc dù chất giọng có đôi chút chững chạc hơn một tí. Con bé nhanh chóng chạy ra với bộ áo thun quần jean rất chỉnh tề niềm nở nhìn tôi với điệu bộ đúng chất phục vụ:
– Anh gọi phở gì ạ?
– Ở đây có phở gì?
– Dạ là phở tái, nạm, gầu, gân, bò viên gần như đủ hết.
– Vậy cho tô cháo đi!