Phần 71
“Lan à, Lan… Sao em lại đứng đó một mình vậy? Sao em lại quay lưng với anh?”
“Chờ anh với! Em chạy đi đâu vậy? Sao càng ngày em càng xa anh vậy?”
“Lan ơi, em đi đâu đó? Sao càng ngày em càng mờ dần vậy? Lan… Lan…”
– Lan… Lan…
– Em đây, sao vậy anh? Anh gặp ác mộng hả?
Tôi giật mình tỉnh giấc trong vòng tay líu ríu của Ngọc Lan. Cả người tôi ướt mem, nóng hổi. Sau một hồi trấn tỉnh, tôi mới biết mình vừa gặp ác mộng. Một ác mộng kì lạ và đáng sợ giữa ban ngày. Nó làm tôi sửng sốt và bầng thần đến nổi quên luôn sự hiện diện của Ngọc Lan cạnh bên.
Mãi cho đến khi nàng lên tiếng lần nữa, tôi mới hoàn hồn:
– Em đang soạn đồ bên kia phòng nghe anh cứ gọi tên em hoài! Bộ anh thấy em trong ác mộng hả?
– À… ừm, tại anh thấy em giành cây cà lem của anh chạy đi mà anh đuổi hoài không kịp nên a gọi vậy đó!
Nàng nhíu mày tỏ vẻ ngờ vực:
– Chỉ đơn giản như vậy thôi hả?
– Thật? – Tôi đánh ực.
Thật may là Ngọc Lan không dồn ép tôi thêm, nàng nhìn đồng hồ:
– Thôi gần tới giờ lên xe rồi, anh tắm thay đồ cho khỏe đi!
– Ừ, anh biết rồi!
Uể oải lết thân mình vào nhà tắm. Vừa đi, tôi cứ nghĩ đến cơn ác mộng ban trưa lúc nãy. Xưa nay tôi rất ít khi nằm mơ giữa ban ngày. Đúng hơn là kể từ cái lần ở quê năm trước thì đây là lần thứ hai. Liệu có phải nó đang dự báo cho tôi biết trước điều gì đó sắp xảy ra hay không?
Suốt buổi trưa hôm đó cho tới khi chào tạm biệt mọi người để lên xe, trong đầu tôi lại có thêm một nỗi lo, một điều để suy nghĩ xen vào những chuyện mà tôi sẽ phải làm khi lên Sài Gòn. Nó chiếm hết thời gian riêng tư của tôi đến nỗi Ngọc Lan ngồi cạnh phải lên tiếng nếu không muốn đánh mất tôi lơ lửng trong những nỗi lo.
– Có chuyện gì vậy anh?
– Chuyện gì là chuyện gì em?
– Anh suy nghĩ chuyện gì mà cứ như người mất hồn vậy? Em thấy anh cứ vậy từ hồi gặp ác mộng tới giờ đó!
– Do anh nghĩ về chuyện lên Sài gòn nên vậy đó em, không phải chuyện gặp ác mộng đâu!
Ngọc Lan có vẻ chưa bị thuyết phục bởi lí do của tôi, nàng nheo mắt:
– Thật không đó! Em là em nghi lắm!
– Không có gì đâu mà madam!
– Thôi được rồi, nhưng anh đừng như vậy nữa!
– Ừ, anh hứa!
– Hì, vậy là được rồi… hơ… oáp! – Nàng che miệng, lộ rõ nét mệt mỏi.
– Sao vậy em, mệt hả?
– Không có gì đâu anh! Tại lúc nãy em soạn đồ nên chưa được ngủ miếng nào.
Tôi có phần bất ngờ:
– Đi có một hai ngày mà soạn nhiều đồ vậy hả em?
– Xí, em con gái khác chứ! – Nàng chun mũi thúc nhẹ vào hông tôi.
Ngọc Lan chỉ tinh nghịch với tôi một chút thì cơn mệt mỏi lại ùa về bao trùm lấy nàng. Có lẽ không thể chịu được thêm, nàng mới dụi mắt ngã đầu vào vai tôi mà dần dần khép mắt theo tấm rèm cửa tôi kéo lại để che đi những tia nắng óng ả chói chang, những tia nắng luôn muốn lom ngom, chơi đùa theo những tán cây lao vút qua cửa xe từng hồi.
…
Tôi và Ngọc Lan đến nhà xe ở Sài Gòn tầm xế chiều. Sau đó chúng tôi bắt xe ôm đi một quảng còn lại đi đến nhà. Tất nhiên bọn tôi không thể để xe ôm dừng ngay trước cổng nhà được. Do đó, tôi và Ngọc Lan cho xe dừng lại ở ngã rẽ vào nhà tôi rồi từ từ đi vào do thám.
Lần theo đường vào nhà, chốc chốc tôi lại thấy xe con chở những vật liệu như sắt cuộn, xi măng, cát… hết chạy ra rồi chạy vào từ phía nhà của tôi.
Tiến sâu hơn một chút, thỉnh thoảng tôi lại nghe những tiếng bóc xếp vật liệu nghe ầm ầm. Nghĩ đến cảnh những người đó đang bốc xếp vật liệu trong nhà mình, tôi không khỏi cảm thấy cồn cào liền giục Ngọc Lan khẩn trương tiến nhanh trên con đường dẫn về nhà tôi.
Quả thật đúng như thằng Huy nói, nhà tôi lúc nãy đã trở thành một kho chứa vật liệu xây dựng không hơn không kém. Tôi kéo Ngọc Lan nép gần cái cột điện bên kia đường để quan sát căn nhà mình thân yêu của mình mà giờ đây tôi còn chẳng thể nhận ra được nếu như không biết rõ ngôi nhà mình đã từng ở đây.
Khoảng sân trước nhà nơi ba tôi kê những chậu cây cảnh giờ đây đang thế chỗ cho những bao xi măng chất thành đống. Của nhà bây giờ đã được thảo hẳn ra để tôi có thể thấy thấp thoáng bên trong là những vật liệu khác được chất đầy, kín bít với mật độ bụi dày đến nỗi tôi không thể nào nhìn rõ.
Thế nhưng chỉ bấy nhiêu đó cũng đủ để tôi xác định được những gì thằng Huy đã kể với tôi là đúng. Đây không còn là căn nhà thân thuộc của tôi như trước đây nữa. Việc tôi có thể làm bây giờ là đứng nhìn người ta cứ bốc xếp vật liệu vào ra một cách bất lực.
– Ủa, tụi con tìm ai sao nãy giờ cứ đứng nhìn vào trong đó vậy?
Đang chăm chú nhìn vào căn nhà, cả tôi lẫn Ngọc Lan đều bất ngờ khi người tài xế của một xe chở hàng đột nhiên bước ra đi đến đến chỗ chúng tôi đang đứng. Có lẽ trong lúc đang chờ chất hàng lên xe, ông đó đã thấy chúng tôi đang đứng sớ rớ bên này.
Cũng phải, tự nhiên khi không có hai đứa từ đâu đến cứ đứng ngó vào trong nhà kho như thế ai mà không nghi ngờ.
May sao Ngọc Lan liền nhanh trí:
– Dạ, tụi con đang chờ bạn ở đây, chứ không có gì đâu chú!
Ông chú đó có vẻ không quan tâm lắm đến lời giải thích của Ngọc Lan. Tự nhiên ông lại nhìn chằm chằm vào tôi lúc lúc rất lâu khiến tôi có phần dè chừng. Tuy vậy, tôi vẫn thấy ông chú này có phần rất quen thuộc, ở ông có nét gì đó khiến tôi cảm thấy như đã gặp từ lúc nào không biết.
Mãi một lúc lâu, ông mới mở lời:
– Cậu trai này có quen hay có phải người nhà của ông Thanh Đẳng không?
Có phần giật mình, tôi hỏi lại:
– Dạ, sao chú lại hỏi vậy…
– À! Chỉ là chú thấy con có vài nét giống với người bạn của chú lâu rồi không gặp!
– Ông Thanh Đẳng là bạn của chú hả?
– Ừ, ổng là anh rể của chú – rồi chú chỉ về phía ngôi nhà cũ của tôi – đây là nhà cũ của ổng nè!
Chợt giật thót, tôi hỏi:
– Tầm 10 năm trước, chú thường đến đây lắm phải không?
Nghe câu hỏi của tôi, ông chú thoáng một chút ngạc nhiên. Tôi đoán ổng cũng ngờ ngợ ra được điều gì đó nhưng vẫn trả lời:
– Đúng, cách đây rất lâu chú thường đến đây thăm ông Đẳng với con của ổng. Nhưng có một số chuyện nên không đến được nữa. Hình như con là…
– Là Phong nè chú út!
– Con? Là thằng Phong con anh ba đó phải không?
– Dạ… là con! – Tôi đanh ực, có một chút bối rối.
Tôi tin chắc chú cũng như tôi lúc này, đều trong một tâm trạng bồi hồi vừa mừng vừa lo vừa xen lẫn một chút xúc động.