Phần 80
Hôm nay đúng chất là một ngày tựu trường sớm của trường tôi khi mà mới vừa đến trường, học sinh tụ tập hai bên cổng và cả ở trong sân trường thành từng nhóm nhỏ, số thì mua đồ ăn vặt bên ngoài, số thì ngồi ăn gần cổng, số còn lại thì tụm năm tụm bảy nói chuyện đông y như trẩy hội. Trông chẳng khác gì một buổi học thường ngày ở trường tôi cả.
Ngọc Lan khi thấy cảnh này cũng không khỏi chộn rộn:
– Trường đông quá anh ha!
– Gì vậy em, lúc trước em cũng học ở đây rồi còn gì?
– Hì hì, tại khi em học khu bên đó không có nhộn nhịp đông đúc như này đâu!
Tôi cười bẹo má nàng:
– Phải vậy mới là không khí của học sinh chứ em!
Đúng thật thì nếu đem so tiếng ve với tiếng trống trường và tiếng học sinh cười đùa thì tôi thích cái sau hơn. Bởi lẽ tiếng ve dù làm tôi nôn nao nhưng nó cũng mang lại cho tôi biết bao nhiêu chuyện rắc rối, đau thương. Lần trước là Ngọc lan về nước, lần này lại mất luôn căn nhà yêu dấu. Nhưng sau cùng thì tôi lại có được Ngọc Lan, điều đó khiến tôi bớt ghét tiếng ve hơn một chút.
Sau khi cất xe trong bãi, tôi với Ngọc Lan nhanh chóng đi về phía đám đông đang tụ lại bảng thông báo gần văn phòng trường. Ở đó đang treo sơ đồ phân chia phòng học cho các lớp sáng chiều. Vì vậy, có rất đông học sinh đang chen vào coi cho bằng được phòng học của mình.
Tất nhiên tôi và Ngọc Lan cũng không là ngoại lệ, chỉ có điều với lực lượng chen chân đông đảo thế này tôi với Ngọc Lan khó lòng có thể tiếp cận được tấm bảng kia, huống hồ chi là đọc được mấy con chữ nhỏ xíu trên cái sơ đồ chằn chịt như như mạng nhện đó.
May sao, ngay khi tôi vừa định bảo Ngọc Lan đứng đợi ở ngoài để tôi một mình một ngựa lao vào chiến tuyến thì tiếng thằng Toàn từ đâu cất lên:
– Ê Phong, ở đây nè!
– …
– Ê, đây nè ku!
– …
– Anh hông thấy hả, Toàn đứng ở tầng trệt gần đầu dãy bên kia kìa anh!
Nhìn theo hướng chỉ của Ngọc Lan, tôi mới phát giác ra thằng Toàn đang đứng ở đầu dãy tầng trêt bên kia. Trông nó hí hửng lắm, xem ra cái phòng nó đang đứng trước là phòng học của bọn tôi. Thế nên tôi ngay lập tức dẫn Ngọc Lan sang đó hội mặt.
Quãng đường từ chỗ tôi đến chỗ thằng Toàn không quá dài, những nó cũng đủ để khiến bao cặp mắt nhìn Ngọc Lan với vẻ tò mò, lạ lẫm. Lạ lẫm với những đứa mới vào lớp 10 gặp nàng lần đầu và tò mò đối với những đứa biết nàng từ năm trước và bất ngờ khi thấy sự trở lại của nàng. Dám tụi nó đang nghĩ nàng đã trốn học 1 năm giờ trở lại học tiếp lắm. Nhưng chắc là tò mò đôi mắt xanh của nàng đã đi về đâu hơn.
Đó cũng là ánh mắt của Toàn phởn khi nhìn thấy trong bộ dạng cải trang “thường dân” này. Nó nhướng mày:
– Chà chà, ai đây? Học sinh mới hả?
– Mới chứ còn gì nữa, tui lên Lanna, hân hạnh làm quen, hì hì! – Ngọc Lan cũng nheo mắt hùa theo.
– Ê Toàn, lớp mình ở đây hả?
– Ừ, năm nay thì học ở tầng trệt, đúng là càng ngày càng gần đất xa trời!
Thằng Toàn nói đúng, phòng tôi học càng ngày càng xuống thấp theo mỗi năm. Còn nhớ lúc học lớp 10 bọn tôi được học chiễm chệ ngay tầng cao nhất. Đến năm lớp 11, tôi được chuyển xuống tầng hai và cho đến năm lớp 12 này, lớp tôi bị đày hẳn xuống tầng trệt. Thật đúng y như Toàn phởn đã nói là gần đất xa trời mà.
– Ủa mà bé Phương đâu rồi Toàn, ông thường đi với bé Phương mà?
Ngọc Lan hỏi sau khi nhìn ngang dọc cả ngoài và trong lớp mà không thấy Ngọc Phương đâu.
– À, ẻm đi lên thư viện có chút chuyện rồi, lát về ngay ấy mà!
– Đâu, để tao coi danh sách lớp coi có ai mới không.
Vén thằng Toàn ra một bên, tôi hướng mắt về tờ danh sách được dán ở gần cửa lớp.
Sau khi nhìn những cái tên cốt cán như Toàn phởn, Khanh khờ, Phú nổ, Tiến, Hiếu, Kiên lảng, Khang Đinh vẫn đầy đủ, tôi chuyển tiếp sang tên các nường như Lam Ngọc, Ngọc Phương, Hoàng Mai, Kiều ẹo và đặc biệt là sự trở lại của cái tên đã vắng bóng trong lớp suốt 1 năm nay, Lanna Dương.
Xem chán chê những cái tên quen thuộc, tôi lần mò xem những cái tên mới được chuyển đến lớp tôi. Tổng cộng chỉ có 3 4 đứa, nên tôi cũng không quan tâm nhiều lắm, những đứa này chuyển đến lớp thường cũng nhập gia tùy tục và khá là hòa đồng. Duy chỉ có một cái tên mà tôi hơi lưu tâm đó là Trần Thanh Sang. Dò tới cái tên đó, tôi đột nhiên có một linh cảm không hay cho lắm.
Tuy nhiên, chưa kịp nghĩ ngợi gì nhiều, Toàn phởn đã đập vai tôi đánh bay đi hết những suy nghĩ vẩn vơ:
– Sao rồi? Tìm ai mà dò hoài vậy?
– À, hề hề! Tao dò tên bấy bì của tao thôi mà! – Tôi tức cảnh phịa ra lí do và ăn ngay cú véo ngầm của Ngọc Lan sau đó.
– Hề hề, tên chình ình mày có ngưng dò cũng không có chuyển qua lớp khác được đâu!
– Ủa, lớp mình ở đây đó hả?
Ngay lúc đó giọng Khanh khờ vang lên ngay từ đằng sau, theo sau nó là thằng Phú nổ và Kiên lảng. Có lẽ tụi nó mới xem xong sơ đồ rồi chạy sang đây.
Đúng như dự đoán, Phú nổ vừa thấy Ngọc Lan, nó đã rú lên thích thú:
– Ú, ai đây ai đây? Người yêu mới của mày hả Phong?
– Đúng rồi đúng rồi! Tui vừa dành ông Phong từ tay con nhỏ tóc vàng mắt xanh hồi hè đó! – Ngọc Lan hấp háy mắt tinh nghịch.
Không biết thằng Phú nói thiệt hay nói chơi, nhưng nó liền ôm mặt thản thốt cứ như Ngọc Lan là một người mới hoàn toàn vậy:
– Chời ơi! Thiệt luôn đó hả, vậy bạn phải coi chừng thằng Phong kĩ vô nha! Nó hám gái ghê lắm!
– Ê ê, mày nói cái gì đấy? Tao hám gái hồi nào? – Tôi sững cồ cãi lại.
– Ủa, hông có hả? Hông có thì thôi làm ghê! Chắc tao lộn với thằng Toàn!
– Cái gì, cái gì? Mới sáng mà đã muốn hửi mùi nhan rồi hả con trai? – Toàn phởn túm cổ thằng Phú nổ vừa hăm he.
– Bậy nào, lâu rồi không gặp tụi bây nên giỡn xíu cho có không khí thôi mừa, hế hế!
– Ê Phong!
Kiên lảng đột nhiên nghiêm mặt làm tôi cũng hồi hợp theo:
– Gì mày?
– Bộ mày chia tay nhỏ Lanna thiệt hả?
– Chia cái đầu mày! Anh mày đang chăn ấm nệm êm đừng có nói gỡ!
Giữa muôn vàn những gương mặt có chút ngu ngơ về diện mạo mới của mình, Ngọc Lan mới cười giả lả xua tay:
– Hì hì, mình là Lanna nè, do mình nhuộm tóc với đeo len để đỡ bị chú ý đó, mọi người hông nhận ra hả?
– Hừm, hèn gì thấy quen quen, tưởng bà có chị em song sinh chứ! – Phú nổ vuốt cằm gật gù.
– Vậy mà tao tưởng thằng Phong chia tay thiệt! – Kiên lảng vẫn nghệch mặt gợi đòn.
– Đệt, cái thằng này! Thèm nhan đèn rồi phải không?
– Hì hì, thôi không sao mà anh! Mình vào lớp đi đừng ngoài nói chuyện nhiều người để ý lắm!
Ngọc Lan cười khì căn ngăn bọn tôi, chắc nàng vẫn chưa quen với việc bọn tôi bạo dâm thằng Kiên lảng mỗi khi nó chỏ mỏ đâm xuồng bể. Nhưng quả thật thằng này một ngày mà nó không ăn cốc thì chắc nó chịu không nỗi. Và điều đó nghiễm nhiên trở thành truyền thống đầy lòng “nhân ái” của bọn tôi với Kiên lảng vậy.
Sau cuộc nói chuyện, bọn tôi bắt đầu vào lớp. Khỏi phải nói với sự xuất hiện của Ngọc Lan, những ai đã từng học chung với nàng trong lớp đều không khỏi kinh ngạc và tò mò. Kinh ngạc với sự xuất hiện của nàng là 1 còn với đôi mắt của nàng đến 10.
Bởi lẽ những thành viên của lớp 10a4 trước đây đều đã quen với một Lanna có đôi mắt xanh biếc nay lại thình lình trở về với một đôi mắt đen láy như người thường. Có lẽ bọn nó cũng như tôi trước đi khi gặp Ngọc Lan, cũng không khỏi ngạc nhiên xen lẫn một chút bàng hoàng. Thậm chí có vài đứa còn há hốc mồm hỏi:
– Ủa, có phải Lanna đó không?
– Là Lanna đó hả, sao lạ vậy?
– Mắt xanh đâu mất tiêu rồi?
Sự xuất hiện của Ngọc Lan đã làm cả lớp một phen nháo nhào lên khiến Toàn phởn phải vỗ bàn bồm bộp:
– Nghe nè nghe nè tui bây!
Nghe tiếng Toàn phởn, cả lớp tạm thời ít ồn hơn những vẫn còn lắt nhắt vài tiếng. Thấy tình hình đã ổn định, nó hắn giọng nói tiếp:
– Chắc với mấy đứa học ở lớp 10a4 trước đây thì ai cũng biết rồi, nay tui nói luôn cho những ai mới vào luôn. Đây sinh giới thiệu Lanna Dương, cựu thành viên kiêm bí thư chi đoàn lớp 10a4 trước đây. Do có một số chuyện nên bạn này phải về nước giải quyết, giờ thì trở lại với lớp mình rồi đó. Bỏ qua vụ màu mắt màu mè đi mọi người vô tay chào đón đi nè!
Có phần tò mò và thích thú, cả lớp bao gồm thành viên cũ lẫn những đứa mới đều vỗ tay giòn như bắp rang khiến Ngọc Lan ngượng ngùng chỉ biết đứng nép vào tôi mà cười cười với đôi má hồng hây hây.
Tôi biết đa số cả lớp sẽ nhiệt liệt chào đón khi nàng trở về, bởi lẽ lúc trước nàng rất được lòng những thành viên trong lớp bởi tính cách tinh nghịch, cởi mở của mình và nàng luôn là đầu tàu trong mọi cuộc vui của xóm bên nữ để cân lại những trò đùa lanh mà từ bên nam của Toàn phởn trong những buổi sinh hoạt ngoài giờ.