Phần 2
Tôi thực sự tức giận, và tôi sợ các bạn cùng lớp sẽ nhìn thấy tôi, vì vậy tôi vội vã chạy về phía mẹ với lý do đi vệ sinh. Mẹ tôi rất vui mừng khi nhìn thấy tôi và nói:
“Miêu ơi, mẹ đã tìm thấy con rồi. Con đang chơi với các bạn cùng lớp hả?”
Dù tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, nhưng mẹ tôi vẫn không thay đổi được thói quen gọi tôi bằng cái biệt danh đáng xấu hổ đó. Tôi thực sự không có sự lựa chọn để cho mẹ tôi đi.
“Mẹ à, tại sao mẹ không ở nhà mà tới đây làm gì?”
“Miêu ơi, tại sao con lại quên mất vậy? Hôm nay là ngày sinh nhật của con đó.”
“Sinh nhật của con là ngày 12 tháng 10 mà, vẫn còn sớm.”
“Con nói về dương lịch, nhưng mẹ đang nói tới ngày mồng tám tháng chín âm lịch. Hôm qua mẹ đã đến chùa để dâng hương và cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con trai của mẹ không có bệnh tật hay tai ương nào và gặp nhiều may mắn.”
Sau khi nghe mẹ tôi nói vậy, tôi rất tức giận và bất lực, đành cười khổ và nói:
“Mẹ ơi, bây giờ đã bao nhiêu tuổi rồi mà còn tin vô mấy chuyện quỷ thần đó sao?”
“Trời mỗi ngày một lạnh hơn. Mẹ đem cái áo len mà mẹ làm cho con nè. Con mặc thử nó coi có vừa không.”
Vừa nói mẹ tôi vừa đưa cái áo len cho tôi. Lúc này tôi chỉ muốn mẹ về thật nhanh, kẻo người quen, đặc biệt là Bạch Mi mà thấy được là quá muộn. Vì vậy tôi xua tay và vội vàng nói:
“Không cần thử đâu. Con đi đây, mẹ cứ về lo công việc đi, đừng ở đây lâu nữa.”
Nhưng có thể thấy rằng mẹ tôi thực sự muốn ở lại lâu hơn một chút nữa, thậm chí không cần nói gì, chỉ cần được nhìn tôi. Mẹ bước đi rất chậm, bước hai bước rồi quay lại nhìn tôi.
Nhưng tôi không chờ đợi được nữa, và khi tôi vừa định rời đi thì bỗng nghe một tiếng “rầm”. Tôi nghĩ giọng nói nghe quen thuộc nên vội vàng nhìn lại. Và ngay lập tức tôi đứng đó chết lặng như một tượng sáp.
Hóa ra mẹ tôi vô tình dẫm phải chân của một cô gái, và điều kinh khủng nhất đã xảy ra: Cô gái đó hóa ra là Bạch Mi. Tôi sợ hãi, đầu óc trống rỗng, không biết phải đối phó như thế nào với tình huống này.
Mẹ tôi cũng vô cùng sợ hãi nên vội vàng đi theo Bạch Mi.
“Cô ơi, cho tôi xin lỗi. Nếu tôi làm hư đôi giày của cô, tôi sẽ đền cho cô. Tôi thành thật xin lỗi.”
“Bà có đủ khả năng đó không? Đôi giày của tôi đủ để nuôi bà ở trên quê tới nữa năm đó. Bộ bà không có mắt à, làm tôi đau muốn chết đây.”
Không ngờ Bạch Mi lại tức giận đến vậy, giống như biến thành một con người khác. Tôi không thể tưởng tượng được cô ấy sẽ phản ứng như thế nào nếu biết tôi đã nói dối với cô ấy. Tôi không trốn tránh tình huống này được, vì vậy không còn lựa chọn nào khác ngoài cắn viên đạn và bước qua.
Mẹ tôi và Bạch Mi cũng đều nhìn thấy tôi, như thể mong chờ một vị cứu tinh. Trước khi họ định làm gì thì tôi đã lớn tiếng với mẹ tôi:
“Bà làm cái gì vậy? Bà thật là bất cẩn, tôi đã bảo là đừng tới đây mà vẫn cứ tới. Thôi mau về nhà đi, đừng cản đường ở đây nữa.”
Mẹ ngạc nhiên nhìn tôi, há hốc miệng ra nhưng không nói gì. Tôi sợ rằng mẹ tôi sẽ nói điều gì đó bất lợi, thế là tôi nháy mắt giục mẹ đi nhanh đi. Mẹ tôi có thể đã hiểu ra một chút, vì vậy để không làm tôi xấu hổ, mẹ quay người và nhanh chóng bước đi.
Thấy mẹ đã đi xa, tôi thở phào nhẹ nhõm. Nhưng Bạch Mi vẫn còn hơi khó chịu và nói một cách bực bội:
“Anh Trung Nghĩa, tại sao anh lại để cho bà ấy đi vậy? Anh biết bả, đúng không?”
“Quên bả đi Bạch Mi, coi như nể mặt anh đi. Bả là bảo mẫu của anh, lần trước em đã gặp bả rồi đó.”
“Ồ, là bà ấy hả. Đã lâu rồi, ai mà nhớ được chứ. Anh Trung Nghĩa à, anh không nên giữ lại người đàn bà rẻ rách đó làm gì. Em muốn anh nói cho gia đình biết để thoát khỏi bà ấy đi.”
Để xoa dịu Bạch Mi, tất nhiên tôi không còn cách nào khác ngoài việc đồng ý. Bằng cách này, một cơn bão đã được giải quyết bằng trí thông minh của tôi.
Chỉ trong vòng vài ngày, Bạch Mi đã hoàn toàn quên chuyện này, nhưng tôi vẫn không thể quên được mỗi khi nghĩ lại. Sau một thời gian sợ hãi, tôi thầm cầu nguyện trong lòng rằng chuyện đáng sợ như vậy sẽ không bao giờ xảy ra nữa.
Ngày tết đang đến trước khi tôi biết điều đó. Nhưng tôi vẫn ở trường và không muốn về nhà. Các bạn cùng lớp đã vui vẻ về nhà sớm, Bạch Mi cũng đi, để lại tôi một mình trong ký túc xá.
Mãi đến đêm giao thừa, tôi mới thu dọn đồ đạc và lấy món quà sinh nhật mà Bạch Mi đã tặng cho tôi, là một túi hoa pha lê tinh xảo, và đón xe buýt về nhà.
Ngày hôm đó tuyết rơi dày đặc, gió lạnh như dao cắt, cả đất trời trở nên trắng xóa. Xe buýt chạy vào ngọn núi Đại Khánh quen thuộc, và tôi xuống xe ở một cái đèo. Tôi bước đi chậm chạp và khó khăn dọc theo con đường núi gồ ghề trên nền tuyết trắng xóa khắp bầu trời.
Bỗng nhiên tôi dừng lại vì nhìn thấy mẹ tôi. Tôi không biết mẹ đã đứng trong lớp tuyết dày đã được bao lâu. Mẹ tôi gần như đã trở thành người tuyết, đang xoa hai bàn tay sắp lạnh cóng của mình.
Mẹ tôi mặc một chiếc áo khoác đệm màu đỏ tươi mà bà hiếm khi mặc và một cái khăn quàng cổ dày. Nhưng má và chóp mũi của mẹ đã đỏ bừng vì lạnh.
Nhìn thấy mẹ tôi, mặc dù tôi luôn oán hận bà nhưng lúc này trong lòng không khỏi dâng lên một cảm giác khó hiểu.
Tôi bước nhanh tới hai bước để chào và gọi mẹ.
Mẹ tôi rất vui mừng, như thể đây là món quà Tết quý giá nhất của mình. Tôi thấy nước mắt của mẹ đang trào ra.
“Miêu ơi, mẹ vẫn còn lo là tuyết rơi nhiều như vầy chắc con không về nhà được. Mấy ngày nay mẹ đều đứng ở đây để đón con.”
“Được rồi mẹ, đừng nói về nó nữa. Lạnh lắm rồi, mình về nhà thôi!”
Dù nhà tôi rất nghèo, nhưng mẹ tôi vẫn chuẩn bị rất nhiều đồ Tết cho lần về thăm nhà hiếm hoi của tôi.
Ở nhà, tôi giống như một vị hoàng đế. Trong khi đó mẹ tôi luôn bận rộn, và hiếm khi thấy mẹ ngồi xuống nghỉ ngơi. Mặc dù rất mệt mỏi nhưng có thể nhìn thấy trong lòng mẹ tôi rất dịu dàng.
Ba năm sống ở thành phố khiến tôi không quen với mọi thứ ở nhà. Và mặc dù nỗi đau từ “vết thương khó lành” vẫn tiếp tục hành hạ tôi, tôi vẫn quyết định quên nó đi trong vài ngày và sống yên ổn bên mẹ. Tôi làm dịu lại trạng thái tâm trí đã hỗn loạn trong một năm qua.
Nhưng mọi thứ đã phản tác dụng. Chỉ sau ba ngày, sự bình tĩnh rõ ràng đã bị phá vỡ.
Sáng hôm đó, khi tôi vừa chạy bộ về và đang ăn sáng thì nghe có tiếng “bốp” ở trong phòng tôi, như thể có cái gì đó bị đổ bể. Tôi giật mình, đặt chén cơm xuống và đi vô phòng.
Trên mặt đất, bông hoa pha lê yêu quý nhất của tôi, món quà mà Bạch Mi tặng cho tôi, đã bị vỡ thành nhiều mảnh. Và mẹ tôi đang dọn dẹp trong cơn hoảng loạn.
Nhìn thấy bông hoa pha lê bị vỡ tan, trong phút chốc, trái tim tôi dường như cũng tan nát. Sự tức giận mà tôi đã kìm nén trong 20 năm qua cuối cùng đã bùng phát hoàn toàn vào lúc này.
Tôi thô bạo đẩy mẹ tôi ra và nhặt những mảnh vỡ trên mặt đất. Mẹ tôi không hiểu tại sao bỗng nhiên tôi như phát điên lên nên mẹ đứng bên cạnh và nhìn tôi với vẻ kinh hoàng.
“Miêu ơi, tất cả đều là lỗi của mẹ. Vừa rồi mẹ lau bàn không chú ý đến nó. Nó quý giá lắm hả con? Có thể đem đi sửa chữa lại được không?”
Tôi gầm lên một cách tức giận. Mẹ tôi rất sợ sệt, trên khuôn mặt mẹ lộ ra vẻ kinh hãi, không khỏi lui người về phía sau.
“Mẹ có biết bông hoa pha lê này đối với con quan trọng như thế nào không? Nhưng mẹ đã phá hủy nó! Tại sao? Tại sao mẹ cứ luôn như vậy hả? Bất cứ khi nào con có cảm giác sắp đạt thành tựu nào đó thì mẹ luôn xuất hiện, lúc nào cũng gây ra rắc rối. Mẹ làm tan nát trái tim con như thế này chỉ vì con gọi mẹ là “mẹ”, có phải vậy không? Con đã bảo mẹ là đừng luôn miệng khen con trước mặt người ngoài. Ấy thế mà suốt ngày mẹ cứ nói về con, như sợ thiên hạ không biết vậy, rằng con là con trai của mẹ.”
“Miêu à, có lẽ… có lẽ là mẹ đã sai rồi phải không?” Mẹ nhìn tôi với vẻ khó hiểu, tựa hồ đang cảm thấy buồn phiền.
Nhưng lúc này tôi đã hoàn toàn mất trí. Tôi tiến lên một bước, nhìn vào mắt mẹ tôi, nhăn mặt lại và nói lớn tiếng:
“Tất nhiên là mẹ sai rồi. Mẹ sai khi sinh ra con và nuôi con lớn lên. Tại sao mẹ lại là mẹ của con? Tại sao con lại sinh ra trong cái thung lũng miền núi nghèo nàn này? Mẹ khiến con không thể ngẩng cao đầu trước mọi người dù ở bất cứ đâu, cứ để cho con bị bao quanh bởi những người kể từ khi con được sinh ra đã chỉ vào sau lưng con và nói “nó là một thằng con hoang!”
Cái từ “con hoang” rõ ràng đã khiến cho mẹ tôi vô cùng đau lòng. Tôi nhẫn tâm moi ra vết sẹo mà mẹ tôi đã chôn vùi hai mươi năm trước. Môi mẹ run rẩy, nước mắt rơi lã chã như hạt vỡ.
Và đột nhiên có một tiếng “bụp”, mẹ đã tát tôi một cái thật mạnh.
Đây là lần đầu tiên mẹ đánh tôi, kể từ khi tôi lớn lên. Tôi đưa tay lên che bên má bị đau của mình, ôm lấy bông hoa pha lê bị vỡ và quay đầu chạy ra khỏi nhà.
Sau khi mẹ đánh tôi, bà hối hận ngay lập tức và khóc lóc chạy theo tôi.
“Miêu ơi… Miêu… đừng đi con ơi, là lỗi của mẹ, mẹ sai rồi, lẽ ra mẹ không nên đánh con…”
Nhưng tôi đã chạy xa rồi. Mẹ tôi gục đầu bên ngưỡng cửa, lặng nhìn tôi trong thổn thức. Tôi lấy hết sức chạy xuống núi, đến khi kiệt sức ngã xuống bên đường, nước mắt giàn giụa.
Cứ như vậy, tôi ở nhà chỉ có ba ngày rồi trở lại trường. Ngay sau khi đi học, Bạch Mi trở lại bên tôi. Hai tháng trôi qua nhanh, và tôi dần quên đi sự việc này. Mẹ tôi không bao giờ đến trường để tìm gặp tôi nữa mà chỉ gửi tiền cho tôi một lần.
Mối quan hệ của tôi với Bạch Mi đang trở nên tốt hơn. Chúng tôi thậm chí còn lên kế hoạch cho mọi thứ sau khi tốt nghiệp, và tôi tràn trề hy vọng cho tương lai. Trong lòng tôi đầy ắp khao khát và tự tin. Nhưng ai có ngờ đâu, một tai nạn bất ngờ vào thời điểm này đã thay đổi tất cả, bao gồm cả tôi.
Một ngày nọ, khi đang chơi bóng với các bạn cùng lớp, đột nhiên tôi cảm thấy đau nhói ở vùng bụng dưới. Tôi toát mồ hôi lạnh và ngồi xổm xuống đất trong đau đớn. Khi nhìn thấy điều này, các bạn học của tôi vội vã đưa tôi đến bệnh viện. Bác sĩ chẩn đoán là viêm ruột thừa cấp và cần phẫu thuật ngay lập tức.
Ca phẫu thuật thành công, nhưng tôi sẽ phải nằm viện thêm vài ngày nữa trước khi các mũi khâu có thể được cắt bỏ. Đây là lần đầu tiên tôi đến bệnh viện và cảm thấy rất buồn chán. Nhưng may mắn thay, Bạch Mi đã đến bên tôi khiến tôi cảm thấy tốt hơn.
Vào ngày này, tôi đang nằm trên giường bệnh để truyền dịch IV, còn Bạch Mi đang gọt một trái táo bên cạnh tôi, đồng thời trò chuyện những điều thú vị mà cô ấy gặp phải vào buổi sáng.
Đột nhiên cửa phòng bị đẩy ra, mẹ và cậu tôi lần lượt bước vào.
Đầu tôi kêu vo vo và nó trở nên thật to. Làm thế nào mà mẹ tôi biết tôi nhập viện, và lại đến đây đúng vào lúc này?!
Lần này tôi bất lực, bởi vì điều khủng khiếp nhất là cậu tôi cũng đến cùng mẹ tôi. Cậu tôi có tính cách thẳng thắn và nóng nảy, và tôi thường sợ cậu nhất.
“Miêu ơi, con bị gì mà phải vào bệnh viện vậy con? Hiện giờ con cảm thấy sao, có đỡ hơn không? Tại sao con không cho mẹ biết khi nhập viện vậy hả? Nếu không có Vệ Đông từ trường về nói thì mẹ làm sao mà biết chuyện của con.”
Dường như mẹ tôi đã quên những gì tôi dặn dò sau tai nạn trước đây, bà đã dồn hết sự chú ý vào tôi ngay khi bước vào cửa và không để ý đến Bạch Mi bên cạnh tôi. Và lúc này tôi đã quá ngu ngốc, tìm cách ngăn cản mẹ tôi thì đã quá muộn rồi.
“Anh Trung Nghĩa, chuyện gì thế này, bả không phải là bảo mẫu của anh à?”
Bạch Mi nhìn tôi chằm chằm một cách hoài nghi. Dưới cái nhìn hung hăng của cô ấy, tôi thấy mình như một tên trộm sắp thành công nhưng bất ngờ bị bắt quả tang đang móc túi người khác. Lúc này tôi cảm nhận rằng mọi thứ đều sắp sửa chấm dứt.
“Bạch Mi… Bạch Mi, nghe anh nói này, tất cả chỉ là hiểu lầm thôi.”
“Đừng nói nữa, đồ dối trá, tôi hận anh đến chết. Chúng ta chia tay ngay tại đây, tôi không muốn gặp mặt anh nữa.”
Bạch Mi không thèm nghe lời giải thích tưởng tượng của tôi chút nào, cô ấy hét lên và bỏ chạy. Tôi không sẵn sàng để mất Bạch Mi như thế này được, và tôi không còn quan tâm đến việc truyền dịch, bèn rút kim tiêm và định chạy theo cô ấy. Không ngờ mẹ tôi vội nhào tới trước để ngăn tôi lại.
“Kìa Miêu, con vẫn còn đang truyền dịch mà, sức khỏe của con rất nguy kịch đó.”
“Mẹ tránh ra, đừng có cản đường con!”
Vào lúc này, sự oán hận của tôi đối với mẹ tôi càng thêm sâu sắc. Sự ngăn cản của mẹ như đổ thêm dầu vào lửa. Nói chung, thậm chí nó còn làm tôi khó chịu hơn. Tôi đẩy mẹ ra, nhưng đã đẩy mẹ tôi xuống đất quá mạnh.
Tôi làm như không thấy gì, chỉ muốn chạy ra ngoài đuổi theo Bạch Mi, nhưng lại bị một bàn tay to lớn nắm lấy. Ngay khi tôi vừa quay đầu lại, tôi liền bị tát một cái thật mạnh. Trước khi tôi kịp phản ứng, một cái tát khác nữa giáng xuống mặt tôi.
Tôi bị đánh cho đến khi mắt tôi cay xè, má tôi bị bỏng rát và đau đớn. Lúc này tôi mới biết đó là cậu tôi. Tôi thấy ánh mắt rực lửa của cậu, khuôn mặt cậu tái nhợt và vẻ ngoài của cậu trông rất đáng sợ.
“Tao giết mày. Miêu, đây là mẹ ruột của mày mà mày đối xử với mẹ mày như vậy không sợ bị trời đánh hay sao? Mẹ mày đã bỏ biết bao công lao cực nhọc để nuôi nấng cho mày lớn đến chừng này mà không được báo đáp điều gì. Mày có còn là con người nữa không? Ngay cả khi mày nuôi một con chó hay con mèo trong một thời gian lâu như vậy, nó cũng vẫy đuôi khi gặp mày. Mày là kẻ bất nhân bất nghĩa, còn không bằng loài cầm thú!”
Cậu tôi càng lúc càng tức giận, vung nắm đấm lên như thể sẽ giáng xuống tôi bất cứ lúc nào. Nhưng mẹ tôi đã đứng dậy, sợ rằng cậu sẽ đánh tôi nữa nên liều lĩnh bước tới ngăn cậu tôi lại.
“Cậu nó làm ơn đi mà, rắc rối này không phải thằng Miêu nó cố ý đâu, đừng đánh nó nữa, đừng đánh nữa.”
Tôi che mặt và núp sau lưng mẹ tôi, cảm thấy vô cùng áy náy nên đành chịu thua và nói lớn tiếng:
“Tại sao cậu lại đánh con? Con đã làm gì sai? Bộ kiếp trước con mắc nợ cậu hay sao? Bạch Mi sẽ không bỏ đi nếu mấy người không đến đây. Nếu không có mẹ con, con sẽ không bị người ta che mắt khắp nơi như thế này đâu. Con không thể ngẩng cao đầu trong làng, rồi còn phải rất cẩn thận ở trường nữa.”
“Bốp”
Cậu tôi lại tát vào mặt tôi. Mặc dù mẹ tôi cố gắng hết sức để níu kéo nhưng cũng không giúp được gì. Hai tay của cậu tôi run lên dữ dội, và cậu chỉ vào mặt tôi rồi nói:
“Miêu, mày có còn là con người nữa không? Mày có cảm thấy tội lỗi với mẹ mày khi nói ra những câu như vậy không? Mày có thể gây ra lầm lỗi với bất cứ ai, nhưng không được có lỗi với mẹ mày. Bả đã nuôi nấng mày lớn khôn, đã phải chịu đựng đau khổ rất nhiều rồi, không dễ dàng gì mà mày được như vầy đâu. Mày có biết học phí của mày trong hai năm qua đến từ đâu không? Tất cả đều từ việc bán máu của mẹ mày đó!”
Những lời đó vang lên bên tai tôi như một tiếng sét. Đầu tôi ong ong, và nó trở nên to đến nỗi tôi như chết lặng. Tôi đứng sững người, nhìn mẹ tôi trong sự bàng hoàng. Tôi không thể tin nổi đó là sự thật.
“Cậu nó ơi, đừng nói nữa, tôi van xin cậu đừng nói nữa mà.”
Mẹ tôi nức nở van xin cậu tôi. Trông mẹ tôi yếu ớt như vậy, bất lực như vậy, nếu không có cậu tôi ôm lấy thì chắc khó mà đứng vững được.
“Miêu, mày quan tâm đến thể diện, vậy mày tưởng mẹ mày không muốn quan tâm đến thể diện hay sao? Nếu bả cũng giống mày thì bả đã chết vô số lần rồi. Nhưng bả có thể sống vì mày. Chỉ cần mày hứa, mẹ mày sẵn sàng chịu đau khổ. Bất kể là cực khổ khó khăn bao nhiêu thì trong lòng mẹ mày lại ngọt ngào bấy nhiêu. Mày có bao giờ nghĩ đến cảnh mẹ mày phải chịu cay đắng như thế nào trong ngần ấy năm chưa? Dù tao không được học hành nhiều như mày, không thông thái bằng mày, nhưng ít ra tao cũng hiểu được sống trên đời thì phải lấy chữ “hiếu” làm đầu.”
Mẹ tôi lau nước mắt, liếc nhìn tôi rồi quay sang nói với cậu tôi:
“Mình về thôi cậu nó ơi, bệnh tình của thằng Miêu vẫn chưa khỏi, hãy để nó nghỉ ngơi.”
Cậu tôi không muốn mẹ tôi buồn, chỉ còn cách nhìn tôi cay đắng và đỡ mẹ tôi đi ra ngoài.
Tôi vẫn đứng đó sững sờ, choáng váng và bối rối. Hai từ cậu tôi nói vừa rồi như bị vỡ thành hàng ngàn mảnh, chất đầy và bao quanh cơ thể tôi, đâm vào tận sâu trong tâm hồn tôi, nhức nhối lương tâm chưa nguôi của tôi.
“Bán máu! Bán máu!” Tôi thực sự không thể tưởng tượng được cơ thể già nua yếu ớt của mẹ tôi đã bị hút bán bao nhiêu máu để bù đắp cho học phí cắt cổ của tôi trong vài năm qua.
Và tôi đã tiêu rất nhiều tiền ở trường, đi ăn nhà hàng và mặc đồ hiệu nổi tiếng. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mỗi đồng xu tôi bỏ ra đều là mồ hôi nước mắt và cả máu của mẹ tôi!