Phần 20
Hôm qua, Nghĩa đã làm xong con đường đi dạo và khoảng đất hình tròn ở chính giữa khu vườn. Nói là đường đi dạo nhưng đồng thời nó còn có một tác dụng là để chăm sóc cây ở trong khu vườn nữa. Còn khu đất hình tròn ở chính giữa vườn sẽ đặt một cái xích đu, ở bên trên có giàn hoa leo, theo “bản thiết kế” khu vườn là như vậy.
Hôm nay, mục tiêu hoàn thành tiếp theo của Nghĩa chính là làm giàn hoa leo. Chẳng hiểu sao, trời đã chớm thu rồi, mùi hoa sữa đã thoang thoảng đâu đây nhưng không khí dịu mát vẫn chưa kịp về, nắng vẫn rộ, nóng vẫn còn. Nhưng thời tiết đối với con nhà nông nào có ý nghĩa gì. Nghĩa đã làm từ sớm, khi ngôi biệt thự, nơi hai mẹ con Cẩm Tú – Thủy Tiên vẫn im lìm trong giấc ngủ thì Nghĩa đã có mặt ở khu vườn và bắt đầu công việc của mình.
Các bạn hãy tưởng tượng nhé, khu vườn hình chữ nhật nhà Cẩm Tú có diện tích khoảng 300m2, bề rộng 10 mét, chiều sâu 30 mét. Nghĩa lấy 1 lối đi từ sân trước của biệt thự làm đường chính rồi chia đôi khu vườn chạy đến tận cuối, từ đường chính này bổ sang hai bên có các con đường nhỏ hơn. Việc chia đường này đồng thời cũng chia khu vườn ra thành các ô, các luống.
Mỗi ô luống này sẽ trồng 1 loại hoa khác nhau, tất nhiên cũng không trồng bừa mà sẽ phối hợp một cách hài hòa về màu sắc, về độ phủ tán, độ cao. Vì vườn nằm sát nhà nên cũng sẽ có những chỗ không có nắng nhiều vì bị ngôi nhà che phủ, nên Nghĩa cũng tính toán trồng những loại hoa không ưa nắng ở những chỗ này.
Còn ở chính giữa, 1 vòng tròn đường kính 3 mét cũng được lát bằng gạch Hạ Long giống như đường đi, bờ kè là những viên gạch đỏ xây chéo chính là trung tâm của khu vườn.
Nghĩa đào 6 cái hố xung quanh vòng tròn trung tâm, sau đó cậu chôn 6 cái cột bằng sắt cao 2 mét. 6 cột này sẽ làm giá đỡ cho các thanh nan bằng tre, nứa ở phía bên trên, đan mắt cáo 10 phân một.
Khi Nghĩa làm việc, cậu hăng say đến nỗi hầu như quên cả mọi thứ xung quanh mình, cậu không biết rằng, ô cửa sổ ngay trên đầu cậu có một đôi mắt đang nhìn xuống.
…
Đôi mắt vô hồn của Thủy Tiên hơi nheo lại khi ánh sáng bên ngoài rọi vào trong căn phòng khi cô mở cửa sổ ra sau một giấc ngủ dài. Đã 2 ngày rồi kể từ ngày cô từ trên lan can cầu Long Biên buông tay để thân mình rơi tự do đập mạnh xuống dòng nước sông Hồng. Đã 2 ngày trôi qua, nhưng trong tâm trí Thủy Tiên, cái khoảnh khắc buông tay ấy như chỉ mới vừa diễn ra cách đây có vài phút đồng hồ. Thủy Tiên không nhớ nổi lý do thực sự của việc mình muốn tìm đến cái chết là gì? Đến giờ phút này chính bản thân cô còn không tìm được lý do chính đáng của cái hành động dại dột ấy?
Vì 1 cái tát của mẹ ư? Không, chắc chắn đó không phải lý do, hoặc ít nhất đấy không phải là lý do chính đáng. Cái tát ấy chỉ như một giọt nước nhỏ xíu làm cái cốc đã đầy nước tràn ra ngoài mà thôi.
Nhưng chính cái khoảnh khắc mà cô buông tay lại là khoảnh khắc mà cô muốn sống nhất, cô cố vẫy tay để bám trở lại vào lan can nhưng không còn kịp nữa.
Rồi khi cô rơi xuống dòng nước, bản năng sinh tồn, sự khát khao được sống càng mãnh liệt hơn nữa. Cô dùng hết sức mình để vùng vẫy, để quờ quạng để tìm kiếm lại sự sống mà chính cô đã tự mình buông bỏ.
Thủy Tiên còn nhớ rất rõ, lúc đó cô vẫn còn chưa rơi vào trạng thái hôn mê vì thiếu oxy, khi cô gần như tuyệt vọng, khi bụng đã no nước thì cô quờ tay phải một thứ gì đó mềm mềm như da thịt con người. Và ngay lập tức cô bám chặt vào người đó, lúc đó cô cũng không ý thức được người đó là nhảy xuống cứu mình hay đơn giản là vô tình người đó có mặt ở đấy nữa, thậm chí cái người mà cô quờ tay vào có phải là một xác người chết đuối trôi sông không cô cũng không biết. Chỉ biết là phải bám bằng được, bám bằng hết sức mình, đó là cơ hội mong manh.
Rồi Thủy Tiên cứ ôm ghì lấy người đó, và hình như cả hai người chìm xuống sâu hơn. Nhưng rồi như một phép lạ, Thủy Tiên được đẩy lên cao, đầu cô vượt lên khỏi mắt nước, và cô được hít một hơi thở quý giá, cái hơi thở ấy đã giành lại cho cô sự sống.
Sau cái hơi thở ấy, Thủy Tiên không còn bị ngụp trong nước nữa, từ từ được đưa vào bờ, tâm trí lúc đó hỗn loạn và lả đi rồi, nhưng không hiểu sao, Thủy Tiên vẫn còn nhớ, nhớ như in, đó là cảm giác… bị bóp vú.
Bất giác, Thủy Tiên đặt cả hai bàn tay mình lên đôi vú qua làn áo ngủ mong manh. Cô không biết rằng khuôn mặt của mình đang đỏ lựng lên. Có thể lúc đó người ấy chỉ ôm lấy mình và vô tình bấu vào đấy thôi, chứ giờ phút sinh tử đó thì còn ai mà nghĩ đến chuyện đấy.
Nhưng với Thủy Tiên thì khác, cả thân thể cô là trinh nguyên, Thủy Tiên đi chơi nhiều, toàn đám bạn nghịch ngợm đua đòi, nhưng chưa bao giờ cô để người khác động vào thân mình, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Thành ra, cái lần bị bóp vú ấy là lần đầu tiên, mà oái oăm thay lại ở giữa dòng sông.
Hôm qua mẹ nói, mẹ đã gặp được người cứu Thủy Tiên rồi, đó là một người đàn ông khoảng 30 tuổi, người ở quê lên thành phố lao động. Mẹ đã biếu anh ta một số tiền lớn, lại còn mời anh ta về làm ở shop quần áo, mẹ dự định sẽ trả công anh ta thật hậu hĩnh như là để trả cái ơn cứu mạng đứa con gái duy nhất của mẹ. Cũng hôm qua mẹ nói, đối với mẹ, Thủy Tiên là điều quý giá nhất, còn những thứ khác như tiền bạc, nhà cửa, xe cộ chỉ là những thứ vật chất tầm thường có cũng được, không có cũng chẳng sao.
Mẹ còn nói, đợi Thủy Tiên khỏe lại mẹ sẽ dẫn đi gặp mặt người đàn ông ấy để cảm cái ơn đã liều mạng cứu mình.
Mơ màng suy nghĩ, bỗng tiếng động ở bên dưới khu vườn vọng lên làm Thủy Tiên chú ý, cô cúi xuống nhìn thì không khó để cô nhận ra người thanh niên làm vườn của gia đình. Cái cách anh ta làm việc một cách hăng say khiến cho Thủy Tiên chú ý. Thủy Tiên còn nhìn thật rõ, áo anh ta ướt đẫm mồ hôi dính bệt vào thân người. Giờ đây, trong đầu cô không nghĩ đến hai chữ “nhà quê” nữa, bởi như mẹ nói, một người “nhà quê” đã cứu mình.
Rồi Thủy Tiên thấy anh chàng thanh niên ở bên dưới lấy tay che trán như để tránh ánh nắng rồi nhìn lên phía này, Thủy Tiên rụt đầu vào bên trong như không để anh ta nhìn thấy mình, không để anh ta biết là mình đang “nhìn trộm” anh ta. Ở bên trong phòng, Thủy Tiên nghe rõ tiếng của anh ta nói to vọng lên trên:
– ‘Cô gái’ ơi, tôi khát nước, có thể cho tôi chai nước giống như hôm nọ không?
Thủy Tiên không ló đầu ra mà ngồi thụp xuống mép giường ở ngay gần đấy, không hiểu sao trái tim cô đập loạn nhịp giống như là kẻ trộm vừa bị chủ nhà bắt quả tang, giống như là kẻ rình tắm bị bắt tại trận vậy, Thủy Tiên lại ấp tay lên bầu vú bên trái để làm trái tim thôi không loạn, cô hấp hởi tự nói một mình:
– Cái đồ… đáng ghét. Cứ gọi mình là… ‘cô gái’, mình có tên mà. Ờ, mà mình đã nói tên cho hắn biết đâu nhỉ.
Rồi ở bên dưới lại vọng lên:
– ‘Cô gái’ ơi!!! ‘Cô gái’ ơi!!!
Tức mình Thủy Tiên với tay ra đóng cửa sổ nghe cái ‘rầm’.
Nhưng kèm với đó là cái dậm chân thình thịch xuống sàn nhà:
– Đồ chết dẫm, đi làm mà cũng không mang nước.
…
Nghĩa nghỉ tay đi về phía bậc thềm, cậu lấy tay phẩy phẩy cái áo bộ đội đứt một khuy thứ 3 nhưng đã được chị Mận khâu lại cho vào buổi tối ngày hôm qua, nhưng khốn nỗi chị lại không có cái loại khuy màu xanh nõn chuối giống với các khuy còn lại, thành thử ra phải lấy một khuy màu đen thay thế. Nhìn hàng cúc áo của Nghĩa nổi bật nhất vẫn là cái khuy màu đen này.
Vừa rồi, khi Nghĩa che tay nhìn lên trời để đoán giờ thì vô tình thấy ‘cô gái’ đang ở trên cửa sổ ngó xuống. Nếu như không có chuyện xảy ra ở sông, có lẽ Nghĩa cũng bỏ mặc mà tiếp tục công việc này, bởi Nghĩa biết ‘cô gái’ không ưa gì mình, nhưng sau sự kiện đó tự nhiên Nghĩa lại muốn quan tâm một chút tới ‘cô gái’, là vì cô Cẩm Tú rất tốt với mình chăng? Hay là còn vì một lý do nào khác?
Nghĩa tin là Thủy Tiên sẽ xuống nhà.
Và quả đúng như vậy, Nghĩa ngồi ở bậc thềm một lát thì nghe tiếng mở cửa ‘cạch’ ở sau lưng mình, cậu ngoảnh lại thì thấy cánh cửa gỗ hé ra chỉ đủ cho đầu Thủy Tiên ló ra nhưng toàn bộ thân người thì vẫn ở bên trong. Chỉ nhìn cái đầu không, không chú ý đến khuôn mặt thì tưởng là một thằng con trai, Thủy Tiên hé đầu ra rồi thò cái tay có cầm chai nước chìa về phía Nghĩa, cô nói trống không bằng cái ngữ điệu vẫn như ngày nào:
– Nước đây… cái đồ…
Lời nói tiếp theo của Thủy Tiên không phát ra nổi khỏi cuống họng vì cô không tìm ra được từ nào phù hợp, lời nói ‘cái đồ’ chỉ là do thói quen mà thôi. Nghĩa thấy cô ta không nói hết câu thì cậu nói hộ:
– “Cái đồ… nhà quê phải không?”, Kèm với đó là một nụ cười hòa nhã, không có dáng vẻ gì của sự giận dỗi cả. Bởi nghe nhiều nó cũng thành quen, với lại cô ta nói cũng đâu có sai gì, mình người nhà quê thật mà.
Thủy Tiên bặm môi như nghĩ ngợi một điều gì đó, hai má lúm đồng tiền hiện rõ trên hai cái má trắng tinh, cô trợn mắt rồi phọt ra miệng:
– Không! Cái đồ… đi làm không mang nước.
Nói xong Thủy Tiên đóng cửa cái ‘rầm’ một cái rồi đứng thẳng tựa lưng vào cửa thở hồng hộc như để nuốt trôi cơn tức giận trong lòng. Lần nào nói chuyện với anh ta cũng bị bắt nõn. Bỗng cô nghe tiếng ở ngoài cửa vọng vào, tiếng nói ồm ồm, trầm trầm của kẻ vừa mới vỡ giọng:
– Mẹ của ‘cô gái’ thương cô gái nhất đấy.
Qua khoảng trống giữa sàn nhà và cửa, Nghĩa vẫn thấy bóng của chân ‘cô gái’ ở đó nên cậu biết chắc rằng ‘cô gái’ vẫn còn đứng đo và nghe được lời cậu nói.
Thủy Tiên trầm tư suy nghĩ những lời mà cô vừa nghe được, rồi cô lần rần tự đoán chắc là Nghĩa đã biết chuyện của cô, khả năng là do mẹ nói với cậu ta, chỉ có như vậy cậu ta mới nói điều trên. Ở bên ngoài, Nghĩa bắt đầu bổn cũ soạn lại:
– Bố tôi say rượu suốt ngày! Ông say từ sáng đến chiều, từ chiều đến tối, từ tối đến sáng ngày hôm sau.
Không gian im lặng một chút, có lẽ Nghĩa muốn dừng lại một lúc để cho kẻ nghe trong kia tiêu hóa xong, rồi cậu lại diễn tiếp:
– Nhưng tôi chưa bao giờ ghét bố tôi cả. Vì bố đã cho tôi cuộc sống, có bố mới có tôi trên đời. Dù ông có thế nào đi chăng nữa thì đó cũng là bố tôi và tôi không bao giờ ghét bố mẹ của mình cả, chắc chắn là như thế.
Sau đó là tiếng ‘ừng ực’ dội vào, là Nghĩa tu chai nước mà Thủy Tiên vừa đặt ở sảnh.
Rồi một tiếng ‘cạch’ nữa phát ra khi Nghĩa vừa hạ chai nước xuống, một vài giọt nước rớt ra khỏi miệng theo cằm rơi xuống chiếc áo bộ đội, Nghĩa ngoảnh lại thì thấy Thủy Tiên lò dò bước hẳn ra ngoài hiên. Trên người cô mặc một bộ đồ ngủ dài màu hồng, trên đó thêu hình mấy con chuột mickey màu đen, từ từ từng chút một, Thủy Tiên ngồi xuống bậc thềm cách xa Nghĩa một đoạn, đôi mắt cũng hướng về phía những chậu hoa Thủy Tiên nằm san sát ở mép sân, Thủy Tiên nói thật nhẹ như thở:
– Sao… đằng ấy… lại nói chuyện đó với tôi?
Nghĩa há hốc mồm vì ‘cô gái’ dùng từ “đằng ấy”, cậu nhìn chằm chằm về phía ‘cô gái’ làm cô ấy giật mình tự nhìn xuống bản thân xem có bị hở hang cái gì không.
Chợt Thủy Tiên giật mình vì quên không mặc áo lót, ngực cô tê hê, tông rông ở trong chiếc áo ngủ. Theo bản năng Thủy Tiên lấy hay ôm lấy ngực rồi tì sát bộ ngực vào hai cái đầu ngồi, ngồi theo kiểu thu lu.
Nghĩa thì chưa phát hiện ra điều đó, cậu là vô tình nhìn Thủy Tiên vì thấy cô hôm nay lạ thôi, câu nói có chủ ngữ, vị ngữ đầy đủ vừa rồi là lần đầu tiên cậu nghe thấy từ Thủy Tiên.
– Tôi tên là Nghĩa, không phải “đằng ấy”.
Thủy Tiên cũng bĩu môi đanh đá cá cầy đáp trả kiểu ăn miếng trả miếng:
– “Tôi tên là Thủy Tiên, không phải ‘cô gái’, xí!”, Rồi bắn một ánh mắt hình viên đạn về phía Nghĩa.
Vậy là hai đứa biết tên nhau rồi đấy, cách giới thiệu tên cũng thật là trẻ con hết sức đi à. Để xem chúng nó giới thiệu tuổi kiểu gì nào.
Nghĩa ‘ồ’ lên một tiếng vì biết được tên của ‘cô gái’, cậu lập tức liên tưởng đến loài hoa đang trồng ở mép sân kia. Nghĩa nói tiếp:
– Năm nay Thủy Tiên học lớp 12 phải không?
Thủy Tiên gật đầu thật nhanh nhưng miệng thì lảnh một phát nghe rất chói tai:
– Phải.
Rồi Nghĩa đế thêm một câu hỏi thật nhanh sau từ ‘phải’ vừa phát ra từ cái miệng chúm chím xinh xinh của Thủy Tiên:
– Có đúp năm nào không?
Thủy Tiên nghe xong mà nuốt nước bọt đến “ực” một cái như vừa nuốt một cục giận to tướng, đôi mắt bồ cầu với hàng lông mi dài thượt cong cong mở rộng ra hết cỡ nhìn Nghĩa như nhìn kẻ thủ, tay cô nắm lại dứ dứ về phía Nghĩa như chuẩn bị động thủ:
– CÁI GÌ? ĐÂY HỌC DỐT NHƯNG KHÔNG ĐÚP NHÁ.
Đáp lại thái độ giận giữ của Thủy Tiên chỉ là cái cười mỉm như trêu ngươi, như đổ thêm dầu vào lửa của Nghĩa:
– Hì hì hì, vậy Thủy Tiên phải gọi Nghĩa là anh rồi, anh mới tốt nghiệp cấp III xong.
Đã bực lại còn bội hơn vì bị bắt gọi là anh, Thủy Tiên khoái bĩu môi hay sao ấy, cái môi trên bám sát vào hàm răng, cái môi dưới trề ra như cá trê, mà mỗi lần bĩu môi thì đôi lúm đồng tiền trên hai má lại hiện lên, nhìn xinh chết đi được:
– Xí, còn lâu!
Thấy thái độ của Thủy Tiên như vậy, Nghĩa cũng không cố làm anh làm gì, bởi thực sự cậu không có nhu cầu ấy, nói chuyện với Thủy Tiên chỉ với mục đích làm hòa mối quan hệ là 1, thứ nữa là để cô ta bớt cảm thấy buồn phiền mà đi tìm cái chết lần nữa thôi:
– Được rồi, không làm anh được chưa. Vậy giờ gọi xưng tên được không? Thủy Tiên thấy thế nào.
Thủy Tiên không nói gì, vậy là Nghĩa coi như cô ta đã đồng ý. Cậu đứng dậy, lững thững đi về phía những chậu hoa Thủy Tiên, nhặt những lá úa:
– Giờ thì Nghĩa đã biết tại sao cô Cẩm Tú lại trồng rất nhiều hoa Thủy Tiên rồi.
Thủy Tiên bặm môi suy nghĩ, hình ảnh mẹ đỏ hoe đôi mắt khóc nức nở lúc cô ở bệnh viện, rồi cảnh mẹ tận tay đút từng thìa cháo gà tự nấu cho cô ngày hôm qua lúc ở nhà một lần nữa lại hiện lên trong đầu cô. Có lẽ cô đã hiểu ra rằng, mẹ là người thương cô nhất, yêu cô nhất và chiều cô nhất. Không đúng với suy nghĩ của mình trước đó rằng mẹ chẳng quan tâm gì đến mình cả, chỉ lo kiếm tiền mà thôi.
Thấy Thủy Tiên không nói gì mà cứ trầm ngâm suy nghĩ, Nghĩa cũng không muốn cắt ngang dòng suy nghĩ của Thủy Tiên, cậu lại trở lại bậc thềm, với lấy chai nước, ngửa cổ lên tu ừng ực một chập nữa.
Khi Nghĩa uống nước theo kiểu đó, Thủy Tiên liếc mắt sang nhìn, lần này cô tự cho phép mình nhìn kỹ người thanh niên đồng trang lứa kia một lần nữa. Mái tóc anh ta cắt gọn gàng nhưng sơ xác, khuôn mặt đen nhẻm vì nắng nhưng vuông vức nam tính, cổ họng to có cục thanh quản trượt lên trượt xuống vì nuốt nước. Cổ chiếc áo màu xanh bộ đội đã sờn. Thủy Tiên chú ý hơn vào hàng cúc áo, ở đó có một chiếc cúc màu đen khác màu với những chiếc cúc khác. Chiếc quần thô dày cộm, đôi dép tổ ong đã xỉn màu, một nửa mõm chiếc bên phải đã rách đến 1 nửa. Chiếc áo ướt sũng dính bết vào người.
Chợt Thủy Tiên lên tiếng:
– Sao Nghĩa không đi học tiếp?
Hỏi xong nhưng có lẽ Thủy Tiên đã tự có đáp án cho mình: “Đến có điều kiện như mình còn chẳng học được nữa là”.
Và quả đúng Nghĩa cũng trả lời theo hướng suy nghĩ của Thủy Tiên:
– Ây za, ở quê của Nghĩa, học hết cấp III là hiếm lắm, có người chỉ học hết cấp II, cùng lắm là cấp II thôi, sau đó đều phải đi làm kiếm tiền.
Câu chuyện đến đây là tắc tịt bởi cả hai dường như đuổi theo một suy nghĩ khác nhau, Nghĩa thì đang nghĩ về tờ giấy báo trúng tuyển đại học mà cậu vẫn cất tận đáy ba lô để ở nhà trọ. Thủy Tiên thì đang nghĩ chính bản thân mình, chính cách sống của mình mấy năm nay, so với Nghĩa thì rõ ràng điều kiện học tập của Thủy Tiên gấp hàng trăm hàng nghìn lần, nhưng tại sao cô chịu cố gắng học nhỉ, với lại mẹ cũng chưa từng ép cô học, có lẽ mẹ đã có định hướng là sau khi cô tốt nghiệp cấp III thì đi buôn bán luôn cũng không biết chừng, Thủy Tiên dự định phải hỏi mẹ cho rõ, mấy hôm nay hai mẹ con đã xích lại gần nhau rất nhiều.
– Thôi Thủy Tiên lên nhà nghỉ ngơi đi. Nghĩa phải làm việc tiếp đây.
Nói rồi, Nghĩa đứng dậy đi ra vườn, nhưng khi đi hết đoạn sân thì nghe thấy tiếng Thủy Tiên nó ỏn ẻn phía sau lưng:
– Nghĩa này, xin lỗi nhé!
Nghĩa không ngoảnh lại, mà chỉ gật đầu. Thủy Tiên ở đằng sau nên không biết được có một nụ cười trong ánh nắng nở trên đôi môi.