Phần 3
Thế rồi những tháng cuối cùng của năm học cấp III cứ vậy mà trôi đi, Trang vẫn giận Nghĩa từ cái hôm ở trên đê đến giờ. Cô nàng không chịu đi sánh đôi cùng Nghĩa giống như mọi khi nữa. Vẫn là đi học cùng nhau nhưng kẻ trước người sau, Nghĩa cũng không phải là người khéo ăn khéo nói nên không tìm ra được cách để cô nàng nguôi giận, thành thử ra cậu cứ lẳng lặng mà đi sau bạn cho đến tận trường, rồi lại từ trường về tận nhà. Ngày này qua ngày nọ cứ thế mà trôi đi.
Rồi khi tiếng ve kêu đinh tai nhức óc vang vọng cả một vùng quê mỗi khi trưa hè, hôm đó là cuối tháng 5, chỉ còn vài ngày nữa là đến kỳ thi tốt nghiệp, buổi trưa hôm đó tan học về, đến đầu lối rẽ xuống xóm Bãi, Nghĩa mới mạnh dạn tiến đến sát đít Trang mà nói bằng cái giọng run run:
– Trang ơi, cho tớ xin lỗi.
Trang dừng lại một chút, cô nàng vẫn ôm cái cặp da gập đôi màu đen trước ngực. Mà nói về ngực Trang một chút, giờ đây khi đã bước sang tuổi mười tám, đã gọi là vừa dậy thì xong, cặp vú của Trang đã lớn hẳn rồi, không còn chũm chũm quả cau non giống như hồi mới vào lớp mười, mà giờ đã to như quả bòng quả bưởi, chiếc cặp ép vào vú chỉ làm nó ép vào đôi chút, còn đôi môi đít đã núng nính lắc bên nọ, lư bên kia trông rất ra dáng phụ nữ rồi. Dừng lại chỉ một chút thôi rồi Trang đi nhanh hơn, nhưng trước khi bước đi cũng kịp nói câu hờn dỗi:
– Có coi người ta ra gì đâu mà đòi… xin lỗi.
Tiếng ve kêu inh ỏi ở những cây bàng, cây phượng bên kia đê vọng về như cổ vũ tinh thần cho Nghĩa, cậu chạy thật nhanh lên sóng đôi với Trang, không để cô nàng thoát giống như lần trước nữa. Cũng chẳng biết có ông bà ông vải gì giúp sức mà Nghĩa mạnh bám vào bắp tay của Trang, ôi cái bắp thịt đàn bà sao nó mềm đến như vậy, Nghĩa rùng mình một cái vì cái cảm nhận đầu đời mang tính xác thịt.
Bao nhiêu năm chơi thân với Trang, không phải là Nghĩa chưa từng chạm vào người Trang, có lần Trang đang đi học ốm, Nghĩa còn cõng về nữa cơ mà. Nhưng thời khắc này khác à nha, Nghĩa và Trang không còn là những đứa trẻ, cả hai đã lớn cả rồi, đã thực sự lớn rồi, mấy đứa bạn cùng tuổi đã có vài đứa lấy vợ lấy chồng.
Trang cũng không khác Nghĩa là bao, cô cũng có thoáng giật mình run run khi bàn tay to bè rắn rỏi của Nghĩa chạm vào bắp tay thịt của mình, chiếc áo sơ mi mỏng manh nên cô cảm nhận rất rõ những bổi hồi bồi hồi từ phần va chạm nhỏ ấy. Rồi tiếng nói của Nghĩa vang lên bên cạnh như kéo 2 đứa dứt ra khỏi sự ngọt ngào thơ ngây:
– Tớ có mà… đừng giận tớ nữa.
“Tớ có mà”, là có gì thì chỉ Trang và Nghĩa mới hiểu. Vừa rồi Trang nói “không coi người ta ra gì” và bây giờ Nghĩa trả lời ‘có mà’. Đấy là cách nói của ngày xưa ấy, cái hồi ấy người ta đối đáp với nhau bóng gió như vậy, chứ không như bây giờ, nếu như vào thời đại 4. 0 của năm 2019 này, có khi Trang sẽ hỏi: “Có muốn chịch người ta không mà… đòi xin lỗi”, và rất có thể Nghĩa sẽ không run run mà trả lời: “Anh muốn chịch em lâu lắm rồi”. Hì hì hì, vui chút thôi.
Trở lại với cái ngày cuối tháng năm ấy ở lối rẽ xuống xóm Bãi, sau khi nghe cậu bạn nói như vậy, tim Trang phải nói là loạn nhịp. Với Trang, Nghĩa vô cùng quan trọng, hay nói đúng hơn, Trang đã yêu Nghĩa rồi, điều đó không có gì phải bàn cãi, hoàn cảnh 2 đứa là tương đồng, lại cùng lớn lên, cùng có tuổi thơ “cởi trần tắm mưa” cùng nhau, đều có ngoại hình mà chúng bạn vẫn thường trêu là cặp “trai tài gái sắc”. Cái khoảnh khắc con tim đập thình thịch dưới vú trái ấy có lẽ chẳng bao giờ Trang quên.
Nhưng con gái vẫn là con gái, dùng cái tay còn lại, Trang gạt tay Nghĩa ra khỏi bắp tay kia của mình, cô chuẩn bị co giò chạy về nhà, nhưng trước khi chạy vẫn kịp nói thật nhanh:
– “9 Giờ tối nay gặp nhau ở đê, chỗ bụi tre già”, nói xong Trang chạy mất để lại một Nghĩa thẫn thờ cho tay lên đầu gãi gãi.
…
Tối nay bố lại địt mẹ. Tiếng cọt kẹt xen lẫn tiếng ú ớ, tiếng pạch pạch ở trong buồng làm Nghĩa không thể tập trung học bài, cuộc hẹn với Trang thì chưa đến. Vô tình cậu chạm tay xuống đũng quần mình, trời ơi là trời, tại sao dương vật mình lại cứng, là buồn đái hay là vì nứng vậy hả trời? Nghĩa xua đuổi ý nghĩ mình cương cứng vì nghe tiếng bố mẹ địt nhau trong buồng, tấm ri đô oái oăm lại thỉnh thoảng tung bay trong gió để Nghĩa nhìn thấy hai cái bóng người đang quấn lấy nhau ở trong kia. Nghĩa đổ tại do mình buồn đái. Nhưng sự thực là Nghĩa nứng vì tình dục.
Cũng như những lần trước, mỗi lần bố mẹ làm tình trong buồng là Nghĩa lại tìm cách ra ngoài, như lần trước là đi đăng cá với chú Lãm, mà thường thường là vậy. Còn hôm nay thì kiểu gì cậu cũng phải đi rồi, còn hẹn với Trang nữa. Nghĩa rón rén bước lại gần phía buồng, cậu phải nói với mẹ một tiếng trước khi đi, không giống như lần trước trốn đi về bị mẹ quạt cho một trận.
Tiếng Nghĩa gọi mẹ to dần:
– Mẹ ơi… mẹ ơi… Mẹ ơi!
Chiếc giường gỗ ngừng phát ra tiếng cọt kẹt, một lúc sau mới có tiếng mẹ vỏng ra ngoài:
– Gì vậy Nghĩa… uhm… học xong bài chưa… Uhm uhm?
– Con học xong rồi, mẹ cho con đi đăng cá, nước bắt đầu lớn rồi cá to về.
Ở bên trong cô Tươi và ông Bừng say mừng lắm, đang đến đoạn cao trào sắp lên đỉnh rồi thì bị con gọi từ ngoài vào, buồi ông Bừng vẫn đang ngập bủm trong cái lồn mọng nước của cô Tươi, nay nghe con nói vậy thì mừng không để đâu cho hết, cô Tươi muốn lắm được hét lên cho thỏa cơn tê lồn, cô nói nhanh:
– Uh, đi đi. Đăng xong thì về luôn, không được ngủ ở lều đâu đấy.
– ‘Vâng ạ’, Nghĩa trả lời mẹ xong thì vọt ra sân ngay lập tức. Cậu khựng lại một chút vì tiếng “hự” từ trong buồng mẹ phát ra. Tiếp sau đó là tiếng pạch pạch liên hồi, và trước khi rời đi, cậu còn nghe rõ mồn một tiếng mẹ: “Địt đi, con nó đi rồi… Aaaaaaaaaaaaaaaaaaaa”.
…
Nói về đê sông một chút, chẳng biết từ bao giờ, từ khi Nghĩa sinh ra đã có con đê chạy qua làng rồi. Nghe các ông bà kể thì con đê này đã có từ rất lâu, có lẽ là từ thời phong kiến cách đây mấy trăm năm, rồi qua từng năm tháng, qua từng mùa lũ mà người dân mỗi thời kỳ đều đắp rộng, đắp to ra thêm một tẹo. Con đê cũng duyên dáng mà uốn lượn theo dòng sông.
Mặt đê là đường đất, nếu khô ráo thì đi lại tạm được, còn hôm nào mà mưa thì bùn đất nhão nhoét rất khó đi. Triền đê hai bên đều trồng cỏ, vừa là để tránh xói mòn đất, vừa là chỗ chăn thả trâu bò. Ở chân đê phía đằng sông thì trồng thêm một hàng tre, nó có tác dụng bảo vệ đê mỗi lần nước lũ lên, làm nhiệm vụ chia con sóng lớn thành các con sóng nhỏ.
Chỗ Trang hẹn Nghĩa là chỗ này, chính là chỗ mà buổi chiều nhập nhẹm hôm nọ đôi bạn ngồi, chỗ đê nhìn xuống một bụi tre già nhất ở đây, nó già đến nỗi thân cây tre đã chuyển sang màu vàng óng.
Cũng sắp đến ngày Rằm, trăng hôm nay sáng vằng vặc đủ để nhìn rõ mặt người. Nghĩa đến nơi hẹn sớm, chưa 9h nhưng đường vắng lắm, ở vùng quê này là vậy, cứ khi nào ông mặt trời đi ngủ, ông trăng lên là con người cũng tìm về với giường ngủ, mà thực ra muốn đi chơi cũng chẳng có chỗ nào mà chơi cơ.
Nghĩa đứng trên đê nhìn về phía sông Hồng, gió vẫn lồng lộn thổi vù vù làm tóc cậu bay bay. Trên sông, thỉnh thoảng vẫn nhìn thấy ngọn đèn bão treo trước mũi thuyền những con tàu chở cát, chở gỗ, chở hàng nông sản xuôi ngược. Năm nay nước lên sớm hơn mọi năm đến cả tháng, nước sông đã lên cao mem mép bờ của đất bãi rồi. Mẹ bảo, Sông Hồng cứ độ chục năm thì sẽ có một năm nước lớn, và năm nay hình như nước lớn thì phải.
Mãi cũng đến giờ hẹn, Nghĩa ngoảnh mặt về phía lối đi xuống bãi để ngóng Trang lên. Rồi thì một bóng hình quen thuộc xuất hiện, trên tay cầm một chiếc đèn dầu le lói. Đó là Trang.
– “Nghĩa đến lâu chưa?”, Trang thổi tắt ngọn đèn dầu rồi ngồi xuống chiếc dép tổ ong ở cạnh Nghĩa.
– Tớ vừa mới đến thôi.
Rồi cả hai ngượng ngùng không nói với nhau câu nào. Cả bao nhiêu năm trời hai đứa cứ quẩn quanh bên nhau là vầy, ấy thế nhưng giờ phút này, giữa trời đêm bao la, giữa ánh trăng sáng vằng vằng, giữa tiếng gió sông Hồng thổi ào ào, giữa tiếng dế, tiếng ếch nhái kêu thì hai đứa lại như những người lần đầu tiên gặp mặt. Cũng phải thôi, đây là lần ‘hẹn hò’ đầu tiên, là lần hẹn của đôi lứa. Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng. Trang và Nghĩa đã lớn rồi.
Rồi thì cả hai như cùng đồng thanh:
– “Nghĩa ăn cơm chưa?” – “Trang ăn cơm chưa?”
Giờ này còn cơm nước gì, cả hai đã ăn và tiêu hóa xong từ lâu rồi, ấy thế nhưng ai ở trong hoàn cảnh này mới hiểu, khi con chim non run rẩy bên con bướm nhỏ xinh xinh cũng lẩy bẩy run mới hiểu được, họ chẳng biết nói gì, chẳng biết làm gì thì đành nói bừa một câu gì đó.
Rồi cả hai cùng cười, nụ cười chúm chím như bắp ngô trổ râu đợt đầu, như quả dưa chuột vừa rụng hoa.
– “Tớ ăn rồi”, Nghĩa nói trước.
– “Tớ cũng ăn rồi”, Trang nói sau.
Nghĩa muốn lắm được có lại cảm giác của buổi trưa ngày hôm nay, cảm giác được chạm vào thịt con gái. Ấy thế nên, trời xui quỷ khiến thế nào mà cho Nghĩa sức mạnh, cậu khẽ dịch mông lại để cánh tay mình chạm vào cánh tay cô ấy.
Cả hai quay lại nhìn nhau một chút, dưới ánh trăng trông Trang đẹp lắm, khuôn mặt nhỏ nhắn với cái cằm nhòn nhọn, đôi mắt long lanh in hình ánh trăng, khuôn miệng rộng với đôi môi mỏng manh ươn ướt, đôi bím tóc tết đuôi sam vắt xuống lưng. Cả hai cảm nhận rõ sự run rẩy của đối phương, các cơ thịt chỗ chạm nhau cứ giật giật như bị một luồng điện chích.
Là con gái, phản ứng thay cho lời nói đồng ý, Trang để nguyên cánh tay mình như vậy không dám chuyển động. Cả hai cùng nhìn về phía sông, không gian như ngừng động, mỗi người một suy nghĩ nhưng có lẽ cả hai đang nghĩ về nhau.
Mãi một lúc sau Trang mới ấp úng:
– Nghĩa này, thời gian vừa qua tớ cũng nghĩ nhiều về chuyện Nghĩa thi đại học Nông nghiệp. Tớ không giận cậu nữa đâu. Đó là mơ ước của cậu, tớ không thể vì ích kỷ bản thân mà ép cậu làm điều cậu không thích được.
Còn gì hơn khi “bạn gái” hết giận chứ:
– Thật sao, vậy là cậu không giận tớ nữa hả, tớ… mừng lắm.
Trang dẩu môi đôi môi cong làm Nghĩa nhìn chỉ muốn cắn:
– Tại sao lại mừng?
Câu hỏi này khó à nha, Nghĩa không phải là kẻ mồm mép hoa lá cành, nhưng nói thật ra suy nghĩ của mình thì cậu lại thấy khó nói quá, thành ra ấp úng câu được không chăng:
– Tớ… Tớ… cũng chẳng biết… Chỉ biết là mỗi lần… Trang giận… thì tớ… buồn lắm. Lúc nào… cũng chỉ muốn Trang vui thôi.
Tiếng Trang cười khúc khích bên cạnh, khi cô cười làm bầu ngực rung rinh lên xuống, làm cho cánh tay hai đứa chạm nhau được ma sát mạnh hơn. Trang chuyển cái dẩu môi lên thành cái cúi ngằm mặt vì e thẹn:
– Thật… không?
Nghĩa nhìn trộm xuống, lấp ló ở khoảng cổ là khe hở giữa hai vạt áo, Nghĩa vô tình nhìn thấy mờ mờ cái cuống vú mũm mĩm của Trang, chỉ bấy nhiêu thôi đã con chim cương cứng trở lại ở trong quần, hồi đó Nghĩa chưa có mặc sịp, chỉ có mặc quần đùi bên trong rồi quần dài bên ngoài. Cũng may trời không phải là ban ngày, nếu không Trang nhất định sẽ phát hiện ra buồi Nghĩa đã dựng lều đội quần muốn chui ra rồi.
– Thật mà.
Ngắt một cây cỏ ở gần dưới chân, Trang dùng một tay mân mê vuốt ve cho có việc làm:
– Tớ tin mà, Nghĩa không bao giờ nói dối tớ phải không?
– Ừ, tớ chưa bao giờ nói dối Trang, tớ cũng hứa là sẽ không bao giờ nói dối Trang.
Hai ngón tay út của hai đứa đã chạm nhau rồi, chỉ là cái chạm khẽ khàng thôi:
– Thật là không bao giờ nói dối không?
– Thật mà.
– Thế tớ hỏi câu này, Nghĩa phải trả lời thật, nói dối là tớ giận đấy.
– Trang hỏi đi.
Thì thầm Trang nói:
– Nghĩa… Nghĩa thấy tớ thế nào?
Nghĩa ngẫm nghĩ một hồi để tìm ra được từ chính xác nhất nhằm diễn tả:
– Tớ thấy Trang rất… xinh gái. Khi Trang cười, tớ thấy… Trang xinh nhất.
Nối tiếp vào câu trả lời của Nghĩa, Trang tấn công ngay, bởi cô biết tính Nghĩa mà, tính bạn ấy rụt rè, ít nói:
– Thế… Nghĩa có thích Trang không?
Nghĩa trả lời ngay tắp lự, không chần chừ:
– Không! Vì tớ… yêu Trang!
Trang cứng đơ người rồi thả lỏng thở phào ngay trong một câu trả lời của Nghĩa. Cô từ chỗ đứng tim rồi xụi lơ vì câu trả lời ngoài mong đợi ấy. Bạn ấy vừa nói yêu mình, thực ra mà nói, Trang hiểu, Nghĩa cũng hiểu là cả hai đứa đã dành tình cảm trên mức bạn bè cho nhau, chỉ là chưa nói ra bao giờ mà thôi.
– Yêu… như thế nào?
Được đà lấn tới, bàn tay thô ráp to bè rắn rỏi của Nghĩa đã úp lên bàn tay búp măng mũm mĩm của Trang rồi:
– Tớ cũng không biết nữa, chỉ biết là lúc nào tớ cũng muốn gặp Trang, lúc nào cũng muốn được nhìn thấy Trang, rồi khi không gặp nhau tớ lúc nào cũng nghĩ về Trang. Khi Trang cười tớ vui lắm, khi Trang buồn vì gặp chuyện gì đó là tớ buồn theo. Thế còn Trang?
Bàn tay nhỏ bé của mình được hơi ấm của bàn tay người khác phái phả vào, và người ấy lại chính là người trong mộng, là người mà phải gọi là mối tình đầu, mối tình thơ ấu thì có người con gái nào mà không rung động cơ chứ, nhất là người ấy vừa nói yêu mình. Trang thấy mình như bỗng hóa thành nàng công chúa trong chuyện cổ tích được chàng hoàng tử ngỏ lời cầu hôn. Cô bẽn lẽn:
– Tớ… cũng giống Nghĩa.
Và từ từ, đầu Nghĩa hướng về đầu Trang, đôi môi của Nghĩa trên đường đến với đôi môi mỏng kia thì từ từ hé ra một chút. Nụ hôn đầu đời chuẩn bị diễn ra thì bị ngừng lại bởi bàn tay nhỏ bé búp măng của người con gái ấp vào:
– Nghĩa… đừng…
Rồi Trang vụt đứng dậy rồi nửa đi nửa chạy men theo triền đê xuống chân đê, chỗ bụi tre già. Không chần chừ Nghĩa cũng đuổi theo, cậu chạy xuống chân đê theo hình zích zắc, theo đà lao xuống, người Nghĩa va vào Trang. Cô mặc kệ để cái thân hình cao nhẳng gầy gò ấy ấp vào người mình.
Thế là nụ hôn đầu đời lúc này mới thực sự diễn ra, dưới chân đê, cạnh bụi tre già.
– ‘Chụt’, khi hai cái môi chạm nhau một cái thì lập tức rụt lại luôn, có lẽ đôi trẻ còn chưa biết hôn, chỉ là cái chạm phớt bên ngoài thôi. Chưa phải là những cú nút, cú cắn, cú nuốt, cú gặm, cú ngậm môi nhau. Nhưng có lẽ đó là nụ hôn sẽ khởi đầu cho một mối quan hệ mới, chuyển từ bạn sang là người yêu, đó là chuyển biến lớn lao đối với một con người.
Nụ hôn thứ 2 lâu hơn nụ hôn đầu một chút, môi trên chạm môi trên, môi dưới chạm môi dưới, cả hai chưa biết hé môi để trao cho nhau dòng nước tinh khiết, dòng nước thơm, dòng nước ngọt mà người đời vẫn gọi bằng một cái tên bỗ bã là… nước bọt.
– Chụt chụt… Chít chít.
Tay Nghĩa vòng ra đằng sau lưng Trang và ghì chặt người yêu vào lòng mình, ấy thế nên đôi vú bồng bềnh vẫn đang kỳ lớn ấp vào ngực, hai chiếc áo mỏng không thể cản được những cảm nhận xác thịt. Vú ấp ngực, nó êm êm, nó mềm mềm, nó se se, nó tê tê.
Rời môi Trang ra, Nghĩa mạnh dạn đổi cách xưng hô:
– Trang ơi, anh yêu em!
Trăng trên trời và dòng sông Hồng thơ mộng hiền hòa chứng giám cho tình yêu của Trang và Nghĩa. Buổi hẹn đầu tiên là như thế.
…
Giờ đang là đêm của những ngày đầu tháng 7, mấy hôm nay trời mưa to lắm, mưa tầm tã hết ngày này qua ngày khác, nước con sông Hồng đã bắt đầu tràn vào sâm sấp mặt đường trong xóm Bãi rồi. Tiếng sét nổ đùm đùm kèm theo ánh sáng chói lòa như muốn cắt đôi bầu trời. Chiếc đèn dầu vẫn sáng trên bàn học của Nghĩa, cậu đang ôn nốt những bài Hóa nâng cao để chuẩn bị cho kỳ thi đại học chỉ vài ngày nữa là diễn ra, Nghĩa biết chắc là ở cách đây không xa, Trang, người yêu cậu cũng đang chăm chỉ miệt mài học tập. Hai đứa tự hứa với nhau là sẽ cùng nhau đỗ đại học để có một tương lai tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại.
Nói về đôi bạn một chút, từ cái nụ hôn đầu đời dưới chân đê hôm ấy, thỉnh thoảng hai đứa cũng trốn nhà buổi đêm ra gặp nhau, nhưng cả hai đều không dám đi quá giới hạn, hay nói đúng hơn là bọn chúng chưa địt nhau bao giờ. Mới chỉ dừng lại ở nụ hôn nồng nàn, có lần Nghĩa cũng to gan lớn mật mà bóp vú một phát, nhưng ngay lập tức bị Trang tóm gọn và đánh cho một phát vào cái tay hư. Trang nói: “Đỗ đại học rồi muốn gì thì Trang cho”. Vậy là Nghĩa đành nhịn thèm chỉ dám hôn thôi mà không dám làm gì khác.
Cô Tươi lấy cái thau nhôm và vài cái nồi để hứng nước mưa rỏ giọt gianh từ trên mái xuống. Mái nhà bằng proximang đã cũ rồi nên có nhiều lỗ thủng, cứ mỗi lần mưa thì ngoài trời nước 10 phần thì trong nhà cũng phải 1 – 2 phần. Cô Tươi còn có một mối lo khác trong lòng, không hiểu sao hôm nay cô nóng ruột vô chừng, lại gần con cô than thở:
– Sao bố anh lâu về thế nhỉ, mưa gió thế này không biết đường mà về sớm đi một tẹo.
Chuyện bố đi uống rượu rồi lướt khướt về nhà đã là chuyện hàng ngày, không có gì là lạ cả, nhưng hôm nay trời mưa to gió lớn thế này, mẹ lo cũng là chuyện thường tình. Nghĩa gấp sách vở vào rồi an ủi mẹ:
– Mẹ đừng lo quá, chắc tẹo là bố về.
Nhìn thằng con trai ngoan ngoãn, học hành lại giỏi giang, Tươi lấy đó như an ủi cho cuộc đời vất vả của mình.
– Uh, nhưng sao mẹ cứ thấy bồn chồn, mọi khi giờ này có say hay vẫn tỉnh thì cũng về rồi. Quán người ta cũng đóng cửa. Mà con ôn luyện đến đâu rồi?
Cả hai mẹ con đều ngóng ra phía cổng, ngóng tiếng chó nhà hàng xóm sủa để mong ông Bừng say về, ông có say suốt ngày đi chăng nữa, nhưng trong gia đình ông vẫn là trụ cột:
– Cũng chả biết thế nào cho đủ mẹ ạ.
– Mẹ chả biết chữ nào vào mới chữ nào. Anh cố gắng mà thi đỗ đại học, người ta bảo là chỉ có học hành cuộc đời mới khá lên được, không thì khổ cả đời như bố mẹ thôi con ạ. Mà anh cũng không được chủ quan, đỗ thủ khoa tốt nghiệp cấp III chưa chắc đã đỗ đại học đâu đấy.
Kết quả đợt thi tốt nghiệp cấp III vừa rồi quá là mỹ mãn, Nghĩa đậu thủ khoa còn Trang cũng chỉ kém Nghĩa có nửa điểm.
– Vâng, mà mẹ ơi, nước sắp lên rồi. Mai mẹ cho con đi bẻ ngô với nhé.
Nói đến đây, Nghĩa nghe tiếng thở dài của mẹ:
– Cha bố nhà trời mới chả đất. Năm nay nước lên sớm thế chứ không biết, ngô chưa vào bẹ đã phải bẻ rồi. Ngô non chắc là phải mang lên chợ huyện bán. Thôi cũng đành vậy, bán mẻ ngô này còn lấy tiền cho anh lên Hà Nội thi đại học nữa. Nếu anh học xong rồi thì mai đi bẻ ngô với mẹ cũng được.
– Vâng ạ.
Hai mẹ con thấp thỏm chờ bố, nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy bố về. Sốt ruột quá, cô Tươi đành lên tiếng:
– Không được rồi Nghĩa ơi, mẹ lo bố mày gặp chuyện gì rồi. Phải đi tìm thôi.
Nói xong cô Tươi ra ngoài hiên lấy mảnh áo mưa rồi buộc túm hai đầu lại ở trên cổ, chụp cái nón vào thì thấy Nghĩa cũng đã khoác trên mình một manh áo mưa rách, đầu đội cái mũ cối, tay cầm cái đèn bão:
– Con đi cùng mẹ, có gì còn cõng bố về.
Vậy là hai mẹ con đội mưa đi tìm bố, trời vẫn mưa mỗi lúc một to, càng ngày càng đậm hạt, trên bầu trời thỉnh thoảng vẫn đì đụp tiếng sấm, những ánh chớp lóe lên rồi vụt tắt như soi đường cho hai con người nhỏ bé dưới trần thế đang chân trần dẫm lên nền đất đã nhão nhoét ra vì nước.
Hai mẹ con vào đến làng trong đê, cái quán cóc đầu chợ làng, nơi ông Bừng say vẫn uống rượu hàng ngày. Quán đã đóng cửa, cô Tươi gõ gõ vào những thanh gỗ ván là cửa:
– “Độp độp độp”, tiếng mưa to làm át cả tiếng gõ, gõ thêm hai ba lần nữa mới có một người đàn bà béo ục ịch kéo một thanh gỗ ra nói rất to vì tiếng mưa:
– Ai đấy?
Quệt nước mưa nhỏ tong tong qua lỗ thủng của cái nón rách, cô Tươi nói:
– Chồng em về lâu chưa chị?
– Cô Tươi à, Bừng nhà cô về lâu rồi mà. Hôm nay mưa to quán tôi đóng cửa sớm. Nó chưa về nhà à? Hôm nay nó uống say đấy, tôi bảo mãi nó mới chịu về.
Tiếng chị chủ quán nói mà Tươi nghe còn to hơn tiếng sấm sét ngoài trời, tim cô đập thật mạnh vì cảm giác bất an, chồng cô không ở đây, vậy ở đâu?
– Thôi em phải đi tìm anh Bừng đây. Chào chị.
Nói rồi hai mẹ con quay đi trong cái lắc đầu thương cảm của bà chủ quán.
Mưa lại càng to hơn nữa, gió mạnh làm nước như hắt vào người hai mẹ con, dáng họ liêu xiêu bám vào nhau để tiến về phía trước. Chiếc áo mưa mỏng manh, cái nón rách, cái mũ cối giờ đây hầu như chẳng có tác dụng gì, hai mẹ con ướt không còn một chút gì, ướt từ quần áo đến đầu tóc. Nhưng dường như họ không sợ trời mưa to, cái họ sợ là một thứ khác:
– “Phải đi tìm bố thôi, phải kiểm tra vệ đường, thể nào bố mày cũng nằm ở chỗ nào đó”, cô Tươi nói như hét lên, đôi mắt đảo đảo khắp nơi.
Rồi mẹ một bên đường, con một bên đường, họ không còn chọn đường mà đi nữa mà rúc vào sát vệ đường, chỗ nào có bụi, có bờ là họ bới ra xem có người nào nằm ở đó không? Quãng đường từ quán về nhà không xa, chỉ chừng hơn một cây số thôi nhưng vừa đi vừa tìm thế này mất rất nhiều thời gian.
Vượt qua đê, ở bên kia là lối đi xuống bãi, hai mẹ con vẫn mỗi người một bên đường, họ chui cả vào những ruộng ngô, men theo từng luống để tìm. Chui vào những bãi khoai ven đường.
Rồi thì có tiếng hét lên của mẹ:
– Nghĩa ơi!!! Bố mày đây rồi. Trời ơi!!! Nghĩa ơi. Nghĩa ơi.
Nghĩa nhanh chóng chạy về phía tiếng gọi của mẹ, là ở một đám ngô cao đến ngập đầu. Cuối cùng cậu cũng nhìn thấy bóng mẹ đang gần như gục xuống người bố mà lay gọi:
– Anh Bừng ơi, anh Bừng ơi.
– “Bố ơi!!! Bố ơi!!!”, Nghĩa cũng lay lay người mà gọi bố.
Nhưng ông Bừng nằm im bất động, không trả lời, có khi ông đã chết rồi cũng nên.
Nghĩa sờ sờ vào ngực bố, thấy vẫn còn ấm, còn mẹ thì như chẳng biết gì nữa, nỗi lo sợ chồng chết đã xâm chiếm mẹ mất rồi, mẹ khóc rống lên nhưng không ra tiếng, tay vẫn liên tục vỗ vỗ vào mặt chồng. Nghĩa biết rằng việc đầu tiên cần làm chính là phải đưa bố đi trạm xá, nghĩ vậy cậu nói thật to như để át tiếng mưa gió:
– Mẹ ơi bố vẫn còn sống. Con sờ thấy người vẫn còn ấm lắm. Phải đưa bố vào trạm xá thôi.
Giật mình tỉnh lại, cô Tươi chỉ còn biết gật gật cái đầu.
Nghĩa nhanh chóng túm sốc nách bố ngồi dậy rồi chìa lưng ra:
– Mẹ đỡ bố lên lưng con.
Người ngất khó bế lắm, vì người đuỗi ra như một cái giẻ rách nhúng nước. Hì hục một lúc cô Tươi mới đưa được ông Bừng lên lưng Nghĩa. Cũng may ông rượu chè suốt ngày nên người nhỏ thó gầy gò nhẹ hều, nên Nghĩa mới có thể cõng được. Mà không cõng được cũng phải cố thôi, giờ này Nghĩa làm gì còn lựa chọn nào nữa.
Chiếc đèn bão chỏng chơ đổ vật ra giữa luống ngô, nước mưa xối vào làm ánh sáng trong đèn vụt tắt.
Nghĩa cõng bố, mẹ chạy theo sau, vừa chạy mẹ vừa hét lên để ai nghe được thì nghe:
– Ối làng nước ơi, ối làng nước ơi, cứu chồng em với. Ối làng nước ơi, ối làng nước ơi, cứu chồng em với.
Cả xóm Bãi lục tục dậy, kẻ cầm đèn, kẻ đội áo mưa chạy theo tiếng kêu. Trời vẫn không ngừng trút nước. Tiếng sấm rền vang, ánh chớp xé toạc bầu trời…