Phần 32
Thủy Tiên đi học về, định thò tay lấy chìa khóa cổng trong cặp thì nhìn thấy cổng đã mở sẵn rồi, tự nhiên cô hồi hộp một chút mới chết chứ, người mở chỉ có thể là 1 trong 2 người, mẹ hoặc là tên làm vườn. Có lẽ nếu là mẹ thì cô cũng không có cảm xúc lạ lùng như thế này trong người, cô hy vọng người mở cổng và đang lúi húi tỉa hoa tưới cây trong vườn giống mọi ngày là Nghĩa.
Vẫn còn ngồi trên yên xe máy, Thủy Tiên với tay lên phía trước để đẩy một cánh cổng vào bên trong, cánh cổng còn lại cô thường mở bằng bánh xe máy, thói quen hàng ngày của cô là như vậy. Khi hai cánh cổng mở toang, cô nhìn thấy chiếc xe đạp thồ vẫn dựng ở một góc sân, còn ở trong vườn thì có người nhưng cô không tin đó là Nghĩa, bởi nhìn từ đằng sau lưng chỉ thấy một người mặc áo sơ mi màu trắng, quần kaki màu vàng sơ vin, chân còn đi một đôi giày bata làm bằng vải. Nghĩa không có kiểu ăn mặc như vậy, ít nhất là Thủy Tiên chưa từng thấy Nghĩa ăn mặc như này bao giờ, lúc nào cũng là quần thô, áo bộ đội, dép tổ ong.
Cô phi xe vào trong sân, ngó vào gara không nhìn thấy xe Spacy của mẹ, vậy là mẹ vẫn chưa về. Cô dựng chân chống xe, hếch cái mũ lưỡi trai lên trên một tẹo để lộ ra khuôn mặt xinh xắn đáng yêu rồi đi lại về phía vườn, khi đến chỗ xích đu, còn cách kẻ làm vườn lạ mặt một đoạn cô mới hất hàm:
– Ai đây?
Nghĩa quay người lại, kẻ mặc áo sơ mi trắng, quần kaki vàng, đi giày vải chính là Nghĩa, giữa buổi chiều thì xong việc móc cống, sau khi dùng chính nước sạch ở xe của công nhân thoát nước xịt lên người giống kiểu người ta tắm cho lợn thì Nghĩa cùng với đám người lao động của mình về lại chỗ chợ lao động, có người thì còn chờ tìm thêm cuốc nữa, có người thì về nhà luôn, trong đó có Nghĩa. Sau khi về nhà tắm rửa thật sạch sẽ, Nghĩa diện bộ trang phục đẹp nhất mà cậu có, đó là bộ quần áo mà cậu vẫn mặc để đi học, từ lúc lên đây chưa giở ra lần nào. Cậu định tạt qua nhà cô Cẩm Tú chăm vườn sau đó lấy xe đạp lên chỗ Đại học Kinh tế thăm Trang luôn. Thế nên mới ăn mặc kiểu như này.
Từ lúc Thủy Tiên mở cổng, Nghĩa đã nom thấy rồi, chỉ mong là cô ta không qua đây thôi, vì nếu nói chuyện thể nào cũng bị chất vấn chuyện cái xe đạp. Nhưng trời không thương, y như rằng cô ta đã xuất hiện sau lưng. Nghĩa quay lại nhìn Thủy Tiên:
– Thủy Tiên đi học về rồi à?
Thủy Tiên bất ngờ vì nhìn tên làm vườn đáng ghét trong bộ đồ này nhìn… đáng ghét vãi. Cũng ra dáng đàn ông phết. Tất nhiên chiếc áo sơ mi trắng đã sờn sờn ở cổ kia cùng cái quần kaki vàng bạc phếch với đôi giày bata mà người trên này chỉ dùng để tập thể dục kia không thể gọi là đẹp được, nhưng so với những gì mà mình đã thấy trên người cậu ta từ trước đến nay thì cũng là một sự thay đổi đáng kể rồi. Cô nhìn Nghĩa kiểu tò mò soi xét như quản giáo nhìn phạm nhân, một tay đưa lên xoa xoa cằm:
– Sao ăn mặc kiểu này?
Đến chính Nghĩa cũng còn thấy chưa quen lắm với kiểu ăn mặc này, hồi ở quê không nói làm gì, nhưng ở trên này thì cậu quen ăn mặc kiểu lao động, thành thử ra hôm nay “ăn diện” lại thấy không quen, động tác có chút cứng nhắc:
– À… ờ… tối nay tôi phải đi có việc.
Thủy Tiên bán tín bán nghi, hắn ta ăn mặc đẹp như này không lẽ là đi chơi với người yêu, cảm giác khó chịu giống đêm hôm qua lại ùa về, Thủy Tiên cau mặt lại, tuy nhiên không dám biểu lộ ra bên ngoài, cô định bụng hỏi hắn ta về chuyện chiếc xe đạp, nay đến rồi thì không quên:
– Này, sao hôm qua để xe đạp ở đây? Mẹ tôi nói hết rồi.
Thủy Tiên chơi bài rất cao, định dùng nghệ thuật hỏi cung bắt lõn Nghĩa một phen xem có lộ ra chút gì không?
Quả thực là Nghĩa có giật mình đánh thót một cái, gì chứ cô ta còn nói là Cẩm Tú đã nói hết rồi. Không lẽ Cẩm Tú đã khai tuốt tuồn tuột là tối qua mình và mẹ Thủy Tiên trần truồng địt nhau đến gần sáng. Một lúc sau Nghĩa mới bình tĩnh trở lại để trả lời, cậu phán đoán chắc là Thủy Tiên định gài mình thôi, chứ lúc về đã bàn cách với cô Cẩm Tú rồi mà:
– Hôm qua có người đón Nghĩa đi làm đêm ở tít xa nên không mang theo xe đạp được. Sáng nay về thì đi làm luôn giờ mới qua lấy xe.
Câu trả lời có vẻ hợp lý, Thủy Tiên ngồi xuống xích đu thở phào một cái vì chuyện đêm qua đã được giải tỏa trong lòng, chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó thôi, chứ mẹ và hắn hoàn toàn không liên quan gì đến nhau, ấy vậy nhưng cô vẫn hỏi lại cho chắc ăn:
– Thật không?
– “Thật mà”, Nghĩa thở phào nhẹ nhõm. Thủy Tiên vẫn nói kiểu trống không, giọng thì có vẻ gì đó xấc xược, cậu nghi ngờ không biết Thủy Tiên có phải là con ruột của Cẩm Tú nữa không biết. Mẹ con gì mà tính tình trái ngược nhau hoàn toàn. Mẹ thì nhu mì nữ tính biết bao, con thì tính tình như hổ như báo.
Đu vài nhát xích đu, Thủy Tiên đứng dậy đi vào trong nhà, nhưng đến cửa, nghĩ thế nào cô lại quay trở ra, có lẽ cô vẫn còn một mối lo khác trong lòng, đó là chuyện tối nay Nghĩa đi đâu, nhìn bộ dạng ăn mặc của hắn thì theo kinh nghiệm cuộc sống của cô, 10 phần thì có đến 9 là đi gặp gái rồi. Nghĩ đến đây, cô lại có một kinh nghiệm khác được đúc kết không biết từ bao giờ: “Trâu chậm nước đục”, “tán trai là phải tán liền tay, không nhanh con khác nó cướp mất”:
– Này, hỏi tí.
Nghĩa dừng tay kéo, cậu đang tỉa nốt mấy nhánh mọc thừa của cây hoa hồng:
– Gì thế Thủy Tiên?
Thủy Tiên ỡm ờ mãi một lúc mới dám nói, chưa bao giờ cô thấy nói ra miệng lại khó khăn đến thế, có thể là cô chưa bao giờ ở trong hoàn cảnh này:
– Tối mai… qua đây… đi cùng tôi… có việc.
– “Việc gì? Mà đi đâu?”, Nghĩa có mơ cũng không bao giờ nghĩ là Thủy Tiên kiêu kỳ xấc xược này lại rủ mình đi đâu đó cùng cô ta.
Thủy Tiên có chút hụt hẫng, cô đang nghĩ rằng hắn ta phải mừng nhảy cẫng lên vì được mình rủ đi chơi chứ, đằng này nhìn cái thái độ dửng dưng thì biết là hắn ta cũng chẳng hào hứng gì, vừa bực vừa tức, Thủy Tiên người lên:
– Hỏi lắm thế, cứ qua đây rồi đi. Không phải đi chết đâu mà sợ. Mai 8 giờ có mặt ở đây. Nhớ ăn mặc… như thế này.
Nói xong Thủy Tiên không để cho Nghĩa trả lời mà chạy vội vào trong, cô tự biết rằng mình cư xử như thế là không đúng, ai đời nhờ người ta đi cùng mình mà có cái giọng ra lệnh như vậy, nhưng tìm kiểu nói khác thì nhất định Thủy Tiên lại không nghĩ ra.
Nghĩa cứ tần hân ra ở giữa vườn, cậu không biết phải làm thế nào cho phải, với thái độ của Thủy Tiên vừa rồi thì nếu mình đi thì quá bằng mình nghe lệnh cô ta, mà không đi thì với tính cách hổ lửa này, rất có thể mối quan hệ giữa mình và Thủy Tiên mới ấm lên một chút lại trở lại trạng thái ban đầu mất. Ây za, khó quá à.
…
Nghĩa cứ nấn ná đợi để chờ cô Cẩm Tú về, cậu muốn nhìn thấy cô một cái rồi đi cho thỏa lòng, mới gặp sáng nay thôi nhưng giờ đã muốn gặp lại rồi, mới yêu có khác. Nhưng đợi đến khi trời đã tối mịt rồi mà vẫn chưa thấy “người yêu” về, Nghĩa đành buồn buồn đóng cổng lại, lên xe đạp đi về phía đại học Kinh tế quốc dân.
Lúc Nghĩa vừa đi được khoảng 1 phút thì Cẩm Tú phóng xe về đến nhà, hôm nay shop bắt đầu nhập hàng Tết nên có nhiều việc quá, cô phải cố gắng nhanh nhất để về nhà, biết đâu còn được nhìn qua mặt Nghĩa một lần cho bớt nhớ. Cả ngày hôm nay cứ ngơi việc ra một chút cô lại nhớ đến Nghĩa, đặc biệt là những sự việc xảy ra đêm hôm qua. Nhưng về nhà, thấy cửa cổng khóa kín, cô thở dài một cái, thất vọng tràn trề.
Ăn tạm cái bánh mì pate người ta bán ở xe đẩy bên đường, Nghĩa đạp xe một mạch đến trường Kinh tế, ấy vậy mà đến nơi cũng hơn 7 giờ tối rồi. Nhớ lời dặn của Trang lúc sáng, Nghĩa tạt qua chợ đại học Bách khoa mua một cân cóc, nhờ người bán hàng gọt vỏ bổ sẵn kiểu bổ cau, muối ớt đầy đủ đựng trong một túi nilon, sau đó cậu hỏi đường đến khu A ký túc xá đại học Kinh tế.
Không khó lắm để đến được nơi cần đến. Đi bộ lên tầng 4, tìm phòng 412. Nhìn phát biết ngay đây là khu ký túc xá nữ. Từ cầu thang ở chính giữa rẽ sang hai bên là hành lang đi vào các phòng. Hành lang khá rộng được lát bằng đá hoa màu vàng, ở lan can trước mỗi phòng là dây phơi quần áo. Xen lẫn những chiếc áo dài, quần dài, váy với các thể loại là cơ man nào là quần lót áo lót, các màu, các kiểu. Đó là đặc sản của ký túc xá nữ. Ở cuối hành lang bên phải, bên trái là khu nhà vệ chung cho tất cả mọi người. Hồi ấy chưa có phòng ký túc khép kín như bây giờ, tất cả từ vệ sinh nặng nhẹ, tắm rửa đều là phải thực hiện ở khu vệ sinh chung này.
Phòng 412 ở chính giữa của hành lang bên phải, cũng như các phòng khác, một dây phơi quần áo các loại ở phía bên ngoài lan can hành lang, trong đó tất nhiên là có đủ loại áo lót, quần lót rồi. Rất tiếc là Nghĩa không thể nhận ra chiếc quần lót nào, chiếc áo lót nào là của Trang vì cậu chưa nhìn thấy Trang mặc quần lót bao giờ.
Cánh cửa gỗ màu xanh đã chuyển sang màu nhờ nhờ khép hờ, trên cửa có tấm biển ghi rõ “Phòng 412”, Nghĩa mạnh dạn gõ vào đấy:
“Cộc cộc cộc”, vừa dứt tiếng gõ thì cánh cửa đã động đậy mở toang ra bên ngoài, Trang là người ra mở cửa, cô tỏ vẻ cực kỳ vui mừng:
– Nghĩa à! Vào đây đi. Thế cậu đã ăn cơm chưa. Tớ đợi cậu mãi.
– Tớ ăn rồi.
Nghĩa mỉm cười nhìn Trang, cô nàng mặc một bộ quần áo gió kín đáo, đứng ở cửa Nghĩa liếc vào trong, phòng không rộng lắm, chia thành 2 dãy, mỗi dãy có 3 chiếc giường 2 tầng. Mỗi phòng ký túc chứa được 12 người, mỗi người một giường bầy tất cả những đồ dùng cá nhân của mỗi người.
Nhưng vừa bước chân vào phòng, ở cái giường ngay góc bên tay phải vừa nãy ở cửa khuất tầm nhìn, Nghĩa còn nhìn thấy một người con trai quen mặt, có một chút gì đó nghèn nghẹn ở trong lòng không tả nổi:
– Ơ… Toàn… sao mày lại ở đây?
Toàn là bạn cùng học lớp cấp III với cả Nghĩa và Trang, hồi học cùng lớp, Nghĩa và Toàn cũng gọi là biết nhau vì đồng môn chứ cũng không thân lắm. Mà nói thẳng ra là Nghĩa chẳng thân với ai cả, hồi đó các bạn cùng lớp có gì đó xa cách với dân xóm Bãi, họ thường có cái nhìn miệt thị với những người ở xóm Bãi. Toàn là con một cán bộ Ủy ban xã, học không phải giỏi lắm nhưng cũng thuộc dạng khá trong lớp. Hồi còn đi học, Nghĩa biết thừa thằng Toàn này thích Trang, nhưng Trang thì cứ dịt lấy Nghĩa suốt cả 3 năm học nên hắn không có cơ hội gì.
Toàn đứng dậy, cậu ta không bất ngờ vì Nghĩa đến, vừa rồi đến chơi đã nghe Trang kể chuyện sáng nay gặp Nghĩa và tối nay Nghĩa sẽ đến phòng chơi rồi, thậm chí Trang có ý đuổi khéo để Toàn về vì không muốn hai người chạm mặt nhau. Nhưng Toàn khôn lỏi cố tình không hiểu ý, hắn muốn ở lại để chính thức tuyên chiến với Nghĩa, hắn biết giờ hắn đang ở thế hơn.
– Nghĩa hả, tao cũng vừa mới tới. Tao học trường Xây dựng cạnh đây nên thỉnh thoảng qua thăm Trang.
Ánh mắt buồn hụt hẫng của Nghĩa không lọt qua được mắt Trang, cũng không qua được ánh mắt tinh tế của Tuyết tiểu thư, người đang nửa nằm nửa ngồi trên tầng 2 của chiếc giường góc, giường tầng trên của Trang.
Trang mở lời cắt sự ngại ngùng của Nghĩa, cô thực sự rất áy náy sợ Nghĩa hiểu lầm này nọ, thực sự thì Trang biết Toàn thường xuyên đến phòng mình vì lý do, ngoài lý do tán gái thì còn gì nữa, cô hoàn toàn không có ý và tình cảm gì với Toàn nhưng để đuổi Toàn thẳng thắn thì cô chưa làm vì Toàn chỉ lấy lý do là đến chơi với bạn học cũ thôi:
– Nghĩa, cậu ngồi xuống đây đi. Đây là giường của tớ, từ lúc nhập học là tớ chuyển vào ký túc ở rồi. Ở đây cũng có nhiều cái bất tiện nhưng được cái rẻ, lại an toàn.
Nghĩa chưa ngồi xuống, cậu nhớ ra là trên tay vẫn cầm một bọc nilon cóc, cậu đưa cho Trang:
– Tớ đến đây chơi chẳng biết mua gì, mua ít hoa quả cho các bạn, cũng để là xin lỗi chuyện sáng nay.
Nói xong cậu gãi đầu gãi tai vì ngượng. Ở trên tầng trên, Tuyết tiểu thư hình như ngửi thấy mùi cóc chua hay sao ấy, cô nàng với xuống:
– Trang, cái này là của tao hết đấy nhé. Sáng nay tao bị bắn nước chứ không phải tụi bay. Đưa đây, đưa đây.
Nói xong Tuyết với xuống giằng lấy bọc nilon từ tay trang. Cầm được trong tay rồi, Tuyết mới nhìn về phía Nghĩa cười hì hì:
– Giờ tớ mới tha lỗi cho cậu đấy! Hi hi hi hi. Ai nói mà biết tớ thích ăn cóc hay vậy ta?
Nói xong, Tuyết chẳng mời ai, cầm một miếng cóc đưa lên miệng cắn sồn sột, không quên chấm ít muối ớt, cả phòng nhốn nháo cả lên, ai cũng muốn nhảy lên giường Tuyết để cướp.
Chỉ còn lại 3 người ở dưới cái giường của Trang, Nghĩa và Toàn mỗi người ngồi một đầu, Trang lấy một cái ghế nhựa ngồi bên cạnh giường, ở giữa hai người. Không khí gượng gạo vì có Toàn ở giữa chen ngang làm những lời hỏi thăm nhau giữa Nghĩa và Trang ở nên sáo rỗng và vô vị.
Ngồi một lúc độ nửa tiếng đồng hồ, Nghĩa chủ động đứng dậy xin phép:
– Thôi tớ phải về đây, tớ ở tít tận Phúc Tân cơ, sáng mai tớ còn phải đi làm.
Khuôn mặt Trang buồn hẳn đi, không khó để cô biết trong lòng Nghĩa đang nghĩ gì, chỉ mong là Nghĩa đừng hiểu lầm cô:
– Vẫn còn sớm mà, Nghĩa ở lại thêm một chút nữa đi.
Còn khuôn mặt tên Toàn thì hồ hởi hẳn ra, hắn nói:
– Ừ thế mày về nhé. Tao ở lại tí, tao trọ ở ngay gần đây thôi.
Tuyết ở trên tầng trên nghe mà lộn ruột, cô đanh đá ghé mặt xuống dưới:
– Sắp đến giờ đóng cửa ký túc rồi, ông cũng về đi để chúng tôi còn học bài.
Mặt Toàn ngắn tũn như cái bơm.
Rồi mỉm cười trìu mến nhìn Nghĩa, quả thực tính Tuyết rất tiểu thư, cô không kiêng dè gì nhưng với Nghĩa cô rất có cảm tình, cảm tình qua những câu chuyện mà con bạn thân kể lại với mình, cô nói với Nghĩa:
– Nghĩa đi về cẩn thận nhé, lúc nào rảnh qua phòng bọn tớ chơi. Nhớ mua nhiều cóc vào là được. Hi hi hi hi hi!!!
– “Cảm ơn Tuyết, thôi chào cả phòng tớ về đây”, Nghĩa nhìn một lượt khắp phòng, không còn ánh mắt giống như buổi sáng nữa, các bạn của Trang cũng im lặng gật đầu chào lại, đứng trước họ là một kẻ lao động bần cùng của xã hội nhưng không cô nàng sinh viên nào dám khinh thường.
Trang đứng lên cùng Nghĩa:
– Để tớ tiễn cậu.
Trang theo Nghĩa đi ra ngoài hành lang, đến chỗ đoạn bắt đầu cầu thang đi xuống, Trang đứng lại tần ngần rồi nói:
– Nghĩa, đừng hiểu lầm gì Trang đấy nhé. Bạn Toàn chỉ là… đến chơi bình thường thôi. Trang vẫn không có thay đổi gì hết cả đâu.
Nhìn điệu bộ Trang tỏ vẻ ăn năn hối hận gì đó mặc dù cô ấy không có lỗi, nhưng nỗi buồn trong lòng cứ man mác không thôi cũng bởi Nghĩa nghĩ đến hoàn cảnh của mình. Mặc dù hai đứa đã có một chút gì đó gọi là tình yêu, nhưng có lẽ tình yêu này chưa đủ lớn, ít nhất là đến thời điểm này. Trong khi mình giờ như thế này, cô ấy thì đang là sinh viên, thằng Toàn kia cũng là sinh viên, lại cận kề ngay gần đây. Các cụ nói “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, lo lắng mơ hồ rằng một ngày nào đó mình sẽ mất Trang cứ trực lên trong Nghĩa:
– Ừ, tớ biết rồi, không nghĩ gì đâu. Thôi Trang vào phòng đi, đừng ra ngoài lạnh lắm, tớ đi về đây. Khi nào rảnh tớ lại đến chơi.
– Nghĩa về cẩn thận, Trang đi vào đây. Nhớ qua thăm Trang thường xuyên đấy nhé. Trang đợi.
Nghĩa lầm lũi bước từng bậc, từng bậc xuống cầu thang mà trong lòng buồn thỉu buồn thiu.
Đêm đó, Tuyết tiểu thư trèo xuống tầng 1 ôm cứng lấy đứa bạn thân cho khỏi lạnh, Tuyết rỉ vào tai Trang nói nhỏ vì không muốn để người khác nghe thấy:
– Tao thấy tội Nghĩa quá mày ạ.
Trang nào đã ngủ đâu, cô cứ chong chong trong đầu hình ảnh của Nghĩa lúc đi vào trong phòng nhìn thấy Toàn, Nghĩa đã nói là không nghĩ gì, nhưng thực sự Trang biết Nghĩa có nhiều ưu tư lắm:
– Tao biết rồi. Nhưng tao có gì với Toàn đâu. Chỉ lo là Nghĩa hiểu lầm tao thôi.
Tuyết nằm ngửa hẳn lên nhìn gầm giường mình, ngực phập phồng, trong số 12 nữ sinh viên ở trong phòng 412 này, vú của Tuyết là to nhất:
– Ở đời tao ghét nhất loại người bắt cá hai tay. Nếu mày phụ Nghĩa, tao nhất định sẽ không tha đâu.
Còn không tha cho Trang hay không tha cho Nghĩa thì nhất định Tuyết tiểu thư không chịu nói, mà cũng chẳng ai biết cô đang nghĩ gì.